Nội dung của hiệp định ACIA? Lợi ích của hiệp định ACIA?
Hiện nay, khối ASEAN được thành lập nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á với nhau, đồng thời khối ASEAN hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước là thành viên trong khu vực Đông Nam Á của khối ASEAN. Trong quá trình hoạt động của khối ASEAN, các quốc gia trong khối ASEAN đã ban hành nhiều hiệp định với các nội dung và mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Một trong số đó là hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA). Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về nội dung và những lợi ích của Hiệp định đầu tư toàn diện ACIA.
1. Nội dung của hiệp định ACIA:
1.1. Hoàn cảnh ra đời của hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA):
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) được biết đến là một hiệp định thay thế cho Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) 1998.
Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) ra đời nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác của các nước trong khu vực Đông Nam Á và tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút đầu tư nước ngoài vào các nước thuộc ASEAN và cũng là để phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế ASEAN thống nhất, năng động so với hai hiệp đinh trước kia.
Ta nhận thấy, hiệp định ACIA được đánh giá là bước tiến quan trọng của các nước thành viên ASEAN trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác phát triển kinh tế của mỗi nước.
1.2. Nội dung của hiệp định ACIA:
Hiệp định ACIA bao gồm bốn nội dung chính sau đây đó là:
– Tự do hóa đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Bảo hộ đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Thuận lợi hóa đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Xúc tiến đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hiệp định ACIA bao gồm:
–Trong hiệp định này được quy định 49 Điều.
– 02 phụ lục bao gồm những nội dung như sau:
+ Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan có thẩm quyền nước thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng nước qui định phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu tư;
+ Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường.
– Một danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lí cấp cao và ban giám đốc.
1.3. Phạm vi điều chỉnh của hiệp định ACIA:
Thứ nhất, đối với nghĩa vụ liên quan đến đầu tư của các nước trong khu vực Đông Nam Á:
Hiệp định ACIA tính từ thời điểm có hiệu lực sẽ điều chỉnh các biện pháp của các nước thành viên trong khu vực Đông Nam Á áp dụng đối với các nhà đầu tư và các khoản đầu tư hiện tại hoặc tương lai của các nhà đầu tư của các nước thành viên khác trong khu vực Đông Nam Á.
Hiệp định ACIA không áp dụng đối với các trường hợp sau: Các biện pháp liên quan đến thuế (trừ các trường hợp quy định khác trong Hiệp định này); Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một nước Thành viên trong khu vực Đông Nam Á; Mua sắm công; Các dịch vụ cung cấp nhằm thực hiện thẩm quyền của nhà nước bởi một cơ quan hoặc đơn vị của nước Thành viên trong khu vực Đông Nam Á; Các biện pháp tác động tới thương mại dịch vụ theo Hiệp định khung về Dịch vụ ASEAN (AFAS).
Thứ hai, về tự do hóa đầu tư:
Hiệp định ACIA chỉ có các cam kết về tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
– Sản xuất công nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Chế tạo của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Nông nghiệp Nghề cá của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Lâm nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Khai mỏ của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
– Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai hiệp định ACIA đã có những định về hoạt động tự do hóa cũng được mở rộng đối với bất kì lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.
Thứ ba, về bảo hộ đầu tư:
Kế thừa quy định của hai hiệp đinh trước đó, hiệp định ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên trong khối ASEAN áp dụng.
Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức hiện diện thương mại các quy định về đối xử đầu tư và bồi thường trong trường hợp mất ổn định; chuyển tiền; tịch biên và bồi thường; thế quyền và các quy định về giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng.
Thứ tư, nguyên tắc về đối xử quốc gia:
Hiệp định ACIA đã đưa ra yêu cầu nước thành viên của các nước trong khu vực Đông Nam Á đối xử với các nhà đầu tư của các nước thành viên khác trong khu vực Đông Nam Á và khoản đầu tư của họ không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình. Hiệp định ACIA không chỉ giới hạn trong phạm vi tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư.
Đây là một nguyên tắc có tính thông lệ quốc tế và nguyên tắc này được pháp luật quốc tế công nhận. So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ nguyên.
2. Lợi ích của hiệp định ACIA:
Hiệp định ACIA có những lợi ích cụ thể sau đây đối với môi trường đầu tư ASEAN, khu vực kinh doanh và ngành Công tác.
Thứ nhất, đối với môi trường đầu tư ASEAN:
Thông qua hiệp định ACIA sẽ góp phần giúp môi trường đầu tư ASEAN đạt được chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước thành viên đã sẵn sàng để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư.
Các quy định toàn diện của hiệp định ACIA sẽ làm tăng cường việc bảo vệ đầu tư từ đó góp phần nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong khối ASEAN.
Hiệp định ACIA khuyến khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ công nghiệp và chuyên môn.
Giúp các nước trong khối ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, Sẽ đạt được chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước thành viên đã sẵn sàng để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư (danh sách đặt) theo 3 Lịch chiến lược của AEC. Quy định toàn diện của ACIA sẽ tăng cường bảo vệ đầu tư và nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong ASEAN. Khuyến khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc biệt là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ công nghiệp và chuyên môn. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, lợi ích của hiệp định ACIA đến khu vực kinh doanh:
Trong khối ASEAN, nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của nguyên tắc không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác.
Các quốc gia ASEAN sẽ được cấp quyền tương tự như hoạt động đầu tư ở trong nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư.
Trong trường hợp có tranh chấp với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự lựa chọn để mang lại một yêu cầu bồi thường tại
Nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ sẽ được đối xử công bằng và được bảo vệ đầy đủ về an ninh.
Như vậy, ASEAN nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của việc điều trị không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác. Họ sẽ được cấp điều trị tương tự như trong nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư, và cũng tương tự như điều trị vis-à-vis các nhà đầu tư ASEAN-khác. Trong trường hợp tranh chấp với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự lựa chọn để mang lại một yêu cầu bồi thường tại
Thứ ba, lợi ích của hiệp định ACIA đến ngành Công tác:
Hiệp định ACIA miễn phí chuyển tiền, bao gồm cả vốn, lợi nhuận, cổ tức,…Hoạt động đầu tư sẽ không được chiếm đoạt, ngoại trừ cho mục đích công cộng. Rõ ràng quy định về bồi thường dựa trên giá trị thị trường. Hiệp định ACIA quy định về bồi thường dựa trên giá trị thị trường và không phân biệt đối xử để bồi thường cho các tổn thất phát sinh từ xung đột dân sự, bạo loạn. Thông qua hiệp định ACIA các nước ASEAN sẽ hợp tác và thúc đẩy, tạo thuận lợi cho đầu tư.