Quỹ từ thiện là loại quỹ được tổ chức và hoạt động với mục đích hỗ trợ cho những trường hợp gặp khó khăn, yếu thế trong xã hội, không xuất phát vì mục tiêu lợi nhuận. Vậy những loại tài sản nào sẽ được đóng góp thành lập quỹ từ thiện hiện nay?
Mục lục bài viết
1. Những loại tài sản được đóng góp thành lập quỹ từ thiện:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định về tài sản đóng góp thành lập quỹ. Cụ thể như sau:
– Tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện bao gồm các loại tài sản sau đây:
+ Tiền đồng Việt Nam;
+ Các loại tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam, trong đó bao gồm hiện vật, ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá, các loại quyền tài sản khác của công dân, của các chủ thể được xác định là tổ chức Việt Nam là thành viên sáng lập quỹ từ thiện, của các cá nhân và tổ chức nước ngoài góp với công dân và tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ từ thiện trên thực tế. Đối với các loại tài sản là trụ sở, các loại tài sản và trang thiết bị, công nghệ thì sẽ phải do các tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp tiến hành hoạt động định giá, và thời điểm định giá tài sản cũng sẽ không được vượt quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ từ thiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác, không bao gồm tiền đồng Việt Nam, thì số tiền đồng Việt Nam đó sẽ phải được đảm bảo tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản đóng góp để thành lập quỹ.
– Đối với quỹ từ thiện do các công dân và tổ chức Việt Nam thành lập thì cần phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam cụ thể như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc quỹ hoạt động trong phạm vi liên tỉnh: 6.500.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ từ thiện hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 1.300.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 130.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 25.000.000 đồng.
– Đối với trường hợp của các cá nhân và tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân và tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ từ thiện thì cần phải đảm bảo tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam như sau:
+ Quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc quỹ hoạt động trong phạm vi liên tỉnh: 8.700.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh: 3.700.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện: 1.200.000.000 đồng;
+ Đối với các quỹ hoạt động trong phạm vi cấp xã: 620.000.000 đồng.
– Các loại tài sản đóng góp để thành lập quỹ từ thiện sẽ cần phải được chuyển quyền sở hữu cho quỹ từ thiện đó trong khoảng thời gian 45 ngày làm việc được tính kể từ ngày quỹ được cấp giấy phép thành lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được công nhận điều lệ. Tài sản đóng góp để thành lập quỹ từ thiện cần phải đáp ứng điều kiện đó là tài sản đó không bị tranh chấp hoặc thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quyết định hoặc theo bản án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện sẽ bao gồm các loại tài sản sau:
– Tiền đồng Việt Nam;
– Các loại tài sản được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam, trong đó bao gồm hiện vật, ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá, các loại quyền tài sản khác của công dân, của các chủ thể được xác định là tổ chức Việt Nam là thành viên sáng lập quỹ từ thiện, của các cá nhân và tổ chức nước ngoài góp với công dân và tổ chức Việt Nam để thành lập quỹ từ thiện trên thực tế. Đối với các loại tài sản là trụ sở, các loại tài sản và trang thiết bị, công nghệ thì sẽ phải do các tổ chức thẩm định giá được thành lập hợp pháp tiến hành hoạt động định giá, và thời điểm định giá tài sản cũng sẽ không được vượt quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập quỹ từ thiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trường hợp tài sản đóng góp thành lập quỹ bao gồm cả tài sản khác, không bao gồm tiền đồng Việt Nam, thì số tiền đồng Việt Nam đó sẽ phải được đảm bảo tối thiểu bằng 50% tổng giá trị tài sản đóng góp để thành lập quỹ.
2. Sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định về các sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện. Cụ thể như sau:
– Các sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
+ Sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện phải là công dân hoặc tổ chức Việt Nam, thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Đối với công dân, các sáng lập viên đó cần phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật và không có án tích;
+ Đối với các tổ chức, sẽ cần phải được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức đó phải có điều lệ hoặc có văn bản quy định đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của tổ chức, có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về vấn đề tham gia thành lập quỹ từ thiện theo quy định của pháp luật, quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia với tư cách là sáng lập viên trong quá trình thành lập quỹ từ thiện, trong trường hợp các tổ chức Việt Nam có bốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện tổ chức làm sáng lập viên trong quá trình thành lập quỹ từ thiện và được xác định là công dân Việt Nam;
+ Đóng góp tài sản hợp pháp trong quá trình thành lập quỹ từ thiện căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, theo như phân tích nêu trên;
+ Sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện nếu thuộc diện quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó, phù hợp với quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ trước khi gửi hồ sơ và các loại giấy tờ, tài liệu về cơ quan có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, để thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ từ thiện.
– Các sáng lập viên thành lập ban sáng lập quỹ từ thiện. Ban sáng lập quỹ từ thiện cần phải đảm bảo cơ cấu theo quy định của pháp luật, đó là cần phải có ít nhất 03 sáng lập viên, trong đó bao gồm trưởng ban, phó trưởng ban và ủy viên;
– Ban sáng lập quỹ từ thiện sẽ lập hồ sơ xin phép thành lập quỹ từ thiện căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, sau đó sẽ gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Ban sáng lập quỹ từ thiện sẽ có trách nhiệm và có nghĩa vụ đề cử hội đồng quản lý quỹ từ thiện, có thẩm quyền xây dựng dự thảo điều lệ của quỹ từ thiện và các loại tài liệu, giấy tờ trong hồ sơ thành lập quỹ từ thiện.
Theo đó thì có thể nói, các sáng lập viên trong quá trình thành lập quỹ từ thiện cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. Hồ sơ thành lập quỹ từ thiện cần những loại giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, có quy định cụ thể về thành phần hồ sơ thành lập quỹ từ thiện. Theo đó, hồ sơ thành lập quỹ từ thiện sẽ bao gồm các loại giấy tờ như sau:
– Đơn đề nghị thành lập quỹ từ thiện theo mẫu do pháp luật quy định;
– Dự thảo điều lệ của quỹ từ thiện;
– Bản cam kết đóng góp tài sản thành lập quỹ từ thiện của các thành viên sáng lập, các loại tài liệu và giấy tờ chứng minh tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện phù hợp với quy định pháp luật;
– Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của các thành viên trong ban sáng lập quỹ từ thiện, các loại giấy tờ và tài liệu chứng minh theo quy định của pháp luật. Đối với các sáng lập viên thuộc diện quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì cần phải bổ sung thêm các văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phù hợp với quy định về phân cấp quản lý cán bộ;
– Văn bản bầu các chức danh đối với ban sáng lập quỹ từ thiện;
– Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của quỹ từ thiện đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 93/2019/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;
– Thông tư 18/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ bãi bỏ một phần Thông tư 04/2020/TT-BNV ngày 13/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.