Không thể phủ nhận những hiệu ứng tích cực từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp khác và cả người tiêu dùng.
Mục lục bài viết
1. Những hành vi được coi là lôi kéo khách hàng bất chính:
Trước hết, cạnh tranh được xem là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung, để các doanh nghiệp ngày càng phát triển thì cần phải có sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tuy nhiên, ranh giới giữa hoạt động cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh rất mong manh. Trái ngược với hoạt động cạnh tranh lành mạnh, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh gây ra nhiều yếu tố tiêu cực cho các tổ chức và cá nhân trên thị trường thương mại. Vì vậy, doanh nghiệp và người lao động cần hiểu rõ quy định của pháp luật về loại cạnh tranh không lành mạnh và biết cách xử lý kịp thời, trong đó có hành vi “lôi kéo khách hàng bất chính”.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 45 của
-
Hành vi đưa thông tin gian dối hoặc đưa những thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp và hàng hóa, dịch vụ, hoạt động khuyến mại, điều kiện giao dịch có liên quan đến hàng hóa và liên quan đến dịch vụ mà các doanh nghiệp cung cấp, hướng tới mục tiêu thu hút khách hàng của các doanh nghiệp khác;
-
Thực hiện hành vi so sánh hàng hóa, so sánh dịch vụ của mình với các loại hàng hóa, các loại dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường tuy nhiên không chứng minh được nội dung.
Như vậy, hành vi lôi kéo khách hàng bất chính sẽ được thực hiện thông qua một trong những hình thức nêu trên.
Và hành vi lôi kéo khách hàng bất chính gây ra nhiều hậu quả khó lường. Một môi trường tồn tại hành vi lôi kéo khách hàng bất chính (hay còn được gọi là một trong những biểu hiện của hoạt động cạnh tranh không lành mạnh) thì rất khó để phát triển trong tương lai, có thể kể đến một số tác hại của hành vi lôi kéo khách hàng bất chính như sau:
-
Gây mất đoàn kết giữa các doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh;
-
Nhân viên cảm thấy thiếu an toàn trong môi trường làm việc;
-
Các nhân viên không có lòng tin với nhau, từ đó tạo ra một môi trường làm việc căng thẳng, điều này kéo theo nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của các tổ chức và doanh nghiệp;
-
Gây ra áp lực cho nhân viên, giảm động lực làm việc cho nhân viên, từ đó khiến nhân viên không thể hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ của mình;
-
Hạn chế sự sáng tạo và đổi mới trong hoạt động, các nhân tài thực sự sẽ không gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
2. Lôi kéo khách hàng bất chính có phải là hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Bao gồm các hành vi sau đây:
-
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hành vi này được thể hiện thông qua một trong những hình thức như sau: Thực hiện hành vi tiếp cận và thu thập thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp thông tin đó; hoặc thực hiện hành vi tiết lộ và sử dụng thông tin bí mật trong hoạt động sản xuất kinh doanh tuy nhiên không được sự đồng ý cho phép của chủ sở hữu hợp pháp thông tin đó;
-
Hành vi ép buộc khách hàng phải ép buộc đối tác kinh doanh của các doanh nghiệp và công ty khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để bắt buộc họ không tiến hành giao dịch hoặc ngừng giao dịch đối với doanh nghiệp;
-
Thực hiện hành vi cung cấp thông tin thiếu trung thực liên quan đến doanh nghiệp, công ty khác bằng cách trực tiếp đưa thông tin hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp này phải từ đó gây ra hậu quả ảnh hưởng xấu đến uy tín, giảm tình trạng tài chính của doanh nghiệp và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó;
-
Thực hiện hành vi gây rối hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp cản trở hoặc gián tiếp cản trở, thực hiện các hành vi hướng tới mục tiêu làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp đó;
-
Thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính dưới nhiều hình thức khác nhau (theo như phân tích ở mục 1);
-
Tiến hành hoạt động mua bán hoặc cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến trường hợp loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, kinh doanh loại dịch vụ đó trên thị trường;
-
Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, lôi kéo khách hàng bất chính là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm.
3. Mức xử phạt hành vi lôi kéo khách hàng bất chính:
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 75/2019/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính. Theo đó:
-
Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thông qua một trong những hình thức sau đây: Thực hiện hành vi đưa thông tin gian dối phải đưa thông tin sai lệch hoặc thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc các loại hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp trên thị trường hướng tới mục tiêu thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác; tiến hành hoạt động so sánh hàng hóa, so sánh dịch vụ của mình với các loại hàng hóa và dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác trên thị trường tuy nhiên không chứng minh được nội dung;
-
Phạt tiền gấp hai lần đối với mức phạt tiền nêu trên, tức là phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo khách hàng bất chính với phạm vi từ 02 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
-
Hình thức xử phạt bổ sung có thể áp dụng trong trường hợp này bao gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
-
Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng bao gồm: bắt buộc cải chính công khai, loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa và bao bì của hàng hóa/phương tiện kinh doanh hoặc trên các vật phẩm.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp có hành vi lôi kéo khách hàng bất chính có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng. Tuy nhiên, doanh nghiệp có hành vi lôi kéo khách hàng bất chính với mức độ vi phạm từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì doanh nghiệp đó có thể bị nâng mức xử phạt với mức phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Ngoài ra, khi thực hiện hành vi lôi kéo khách hàng bất chính thì doanh nghiệp còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tước giấy phép sử dụng, tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, bị tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh, tịch thu các khoản lợi nhuận thu được từ hành vi lôi kéo khách hàng bất chính.
Đồng thời, doanh nghiệp này còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là bắt buộc cải chính công khai, loại bỏ yếu tố vi phạm trên các loại hàng hóa và bao bì của hàng hóa, trên phương tiện và trên các loại vật phẩm lưu thông trên thị trường.
THAM KHẢO THÊM: