Xuất khẩu lao động có vai trò vô cùng đặc biệt trong hoạt động kinh tế, trước hết nó góp phần giải quyết tình trạng Việt Nam và tăng thu nhập cho người lao động trong xã hội. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, những đối tượng nào sẽ được hỗ trợ xuất khẩu lao động?
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng nào được hỗ trợ xuất khẩu lao động?
Có thể nói, xuất khẩu lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế và đất nước, hoạt động xuất khẩu lao động giúp cho các địa phương thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo bền vững, hoạt động xuất khẩu lao động còn hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và chất lượng. Vì vậy pháp luật đã quy định cụ thể về những đối tượng sẽ được quyền hỗ trợ xuất khẩu lao động. Hiện nay, Bộ lao động thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sửa đổi tại Thông tư 02/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025), quy định cụ thể về đối tượng được hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Căn cứ theo quy định tại điểm b Mục 4 Phần III của Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, có thể kể đến những đối tượng sau:
– Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, người lao động đó cư trú trên địa bàn các huyện nghèo (trong đó không bao gồm các địa bàn được hưởng chế độ và chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định cụ thể tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn năm 2021 – 2030), những đối tượng được xác định là người lao động cư trú ở các xã/phường đặc biệt khó khăn, cư trú tại các vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, vùng sâu vùng xa, ưu tiên cho những người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo;
– Các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp và tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người lao động tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, nâng cao ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định được ký kết giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ của nước tiếp nhận người lao động.
2. Nguyên tắc và nội dung hỗ trợ xuất khẩu lao động:
Trong quá trình hỗ trợ xuất khẩu lao động, cần phải tuân thủ theo nguyên tắc hỗ trợ như sau:
– Hỗ trợ đúng đối tượng, hỗ trợ đúng nội dung được quy định cụ thể tại điểm b mục 4 Phần III của Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
– Đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, công khai, dân chủ và bình đẳng giới trong quá trình hỗ trợ xuất khẩu lao động.
Bên cạnh đó, nội dung hỗ trợ xuất khẩu lao động cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Có thể kể đến một số nội dung cơ bản sau:
– Người lao động thuộc hộ cận nghèo, người lao động thuộc hộ mới thoát nghèo sinh sống và cư trú trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, cư trú tại các vùng bãi ngang, cư trú tại ven biển hoặc hai đầu có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì cần phải được hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, nâng cao kỹ năng nghề và hỗ trợ các chi phí hợp lý khác;
– Đối với những người lao động khác đang sinh sống và cư trú trên địa bàn huyện nghèo, cư trú trên các bãi ngang, ven biển, vùng sâu vùng xa, hải đảo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì cũng cần phải được hỗ trợ tiền đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ và nâng cao kỹ năng nghề;
– Người lao động và người thân của những người lao động thuộc các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn, sinh sống và cư trú tại các vùng bãi ngang, tại các ven biển hoặc hải đảo, vùng sâu vùng xa, cũng cần phải được hỗ trợ giới thiệu và tư vấn để tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người lao động tham gia vào các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định được ký kết giữa chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước tiếp nhận, cần được hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ.
3. Người lao động đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng có các quyền lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có những quyền cơ bản như sau:
– Được cung cấp đầy đủ thông tin về các chính sách, pháp luật của nước Việt Nam liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cung cấp đầy đủ chính sách và pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Được quyền tư vấn và hỗ trợ đầy đủ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng các lợi ích hợp pháp trong
– Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám chữa bệnh, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, các quyền lợi và các chế độ khác theo
– Được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ quyền lợi chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, phù hợp với pháp luật nước Việt Nam, phù hợp với pháp luật nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
– Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động đó bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động dưới bất kỳ hình thức nào, có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người lao động ở nước ngoài, bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc;
– Cường chính sách và hưởng chế độ hỗ trợ về lao động, chế độ việc làm, quyền lợi từ các quỹ hỗ trợ việc làm tại nước ngoài theo quy định của pháp luật;
– Không phải đóng bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký kết với nhau hiệp định liên quan đến bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
– Có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;
– Được quyền tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình liên quan đến quá trình đào tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước, tiếp cận đối với các dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.
Theo đó, người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng ở nước ngoài sẽ được hưởng đầy đủ các quyền nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020;;
– Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
– Thông tư 02/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Thông tư 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025;
– Quyết định 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;