Như thế nào là hành vi xâm phạm mồ mả? Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của người chết.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật Dương Gia ! E có một thắc mắc như này. Mong công ty tư vấn thêm cho e Một năm trước gia đình e có chôn cột mốc ( ranh giới giữa ngôi mộ và bên gia đình sử dụng nông nghiệp) trong 1 năm không xảy ra vẫn đề gì, đến ngày 09/4/2016 hai bên xảy ra tranh chấp. Bên gia đình sử dụng đất nông nghiệp đã nhổ cột mốc đi và không để lại nguyên trạng. Vậy e hỏi như vậy xâm phạm đến mồ mả người khuất không ạ. E xin cảm ơn mong được quý công ty tư vấn cho?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo Điều 629 “
“Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiêt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”
Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về khái niệm mồ mả. Tuy nhiên cách hiểu chung nhất thường thấy về mồ mả đó là “nơi được dùng để chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân” vì vậy mồ mả được người dân coi trọng như một việc tôn thờ thuộc về tín ngưỡng, tâm linh do đó việc chôn cất và tạo mồ mả được đặc biệt quan tâm. Có nhiều cách để tạo nên mồ mả, có thể là dùng đất đắp thành một nấm mồ, có thể xây thành mộ, tùy thuộc vào địa phương hay tín ngưỡng của từng vùng.
Có thể hiểu, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro của hài cốt theo phong tục, lễ nghi, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật dân sự cho dù hành vi đó không gây ra bất kỳ thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành vi đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Do bạn không nói rõ việc gia đình bạn và gia đình sử dụng đất nông nghiệp có thỏa thuận trước hay không việc cắm cột mốc làm ranh giới giữa ngôi mộ và bên gia đình sử dụng đất nông nghiệp. Nên có nhưng trường hợp có thể xảy ra như sau:
Trường hợp thứ nhất, đã có thỏa thuận trước và gia đình kia hoàn toàn biết việc gia đình bạn cắm cột mốc ở đó để làm căn cứ nhận biết ngôi mộ nhưng vẫn cố tình nhổ cột mốc ra vì một lý do nào đó. Có thể thấy, đây là hành vi cố ý đã làm mất dấu tích của ngôi mộ khiến cho gia đình bạn khó có thể xác định được vị trí của ngôi mộ. Vì vậy, có thể thấy đây chính là hành vi xâm phạm mồ mả và gia đình bạn có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự đối với người thực hiện hành vi này.
Trường hợp thứ hai, không có sự thỏa thuận trước và bên gia đình sử dụng đất nông nghiệp hoàn toàn không biết việc cột mốc đó đánh dấu ngôi mộ của gia đình bạn nên đã nhổ cột mốc lên, đây là lỗ vô ý do họ không biết và không thể biết đó là cột mốc đánh dấu vị trí ngôi mộ nên sẽ không bị coi là hành vi xâm phạm mồ mà và sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi này.