Giảng viên đại học là gì? Giảng viên đại học có tên tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ, quyền hạn đối với giảng viên đại học? Chính sách đối với giảng viên đại học?
Trong hầu hết các cơ sở giáo dục, chức danh giáo sư được dành cho những người đã có thâm niên và làm việc như một phần của đội ngũ giảng viên của cơ sở giáo dục có thâm niên và kinh nghiệm cao.
Mặt khác, một giảng viên hoặc người hướng dẫn thường được sử dụng thay thế cho nhau. Việc chỉ định này đề cập đến bất kỳ ai giảng dạy toàn thời gian hoặc bán thời gian trong các trường đại học hoặc các cơ sở giáo dục đại học. Những người ở vị trí này được gọi là giảng viên chứ không phải giáo viên vì họ thuyết trình cho các nhóm lớn hơn là lớp học và có thể chuẩn bị hội thảo. Các giảng viên cuối cùng có thể trở thành giáo sư bằng cách có nhiều năm kinh nghiệm và lấy bằng tiến sĩ. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn và chính sách đối với giảng viên đại học đucợ pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sử pháp lý:
– Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; sau đây gọi chung là Luật Giáo dục đại học.
–
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Mục lục bài viết
1. Giảng viên đại học là gì?
Giảng viên là một cấp bậc học thuật trong nhiều trường đại học, mặc dù ý nghĩa của thuật ngữ này hơi khác nhau giữa các quốc gia. Nó thường biểu thị một chuyên gia học thuật được thuê để giảng dạy toàn thời gian hoặc bán thời gian. Họ cũng có thể tiến hành nghiên cứu.
Theo như quy định của pháp luật thì ngững người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của luật này thì mới có thể trở thành giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học. Cũng theo như quy định của pháp luật thì chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư.
Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học. Một chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học sẽ có chức danh tối thiểu là thạc sĩ. Đối với trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ.
Trên thực tế khi tuyển dụng thì một cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên, bởi vì khí đó giảng viên này đã có một trình độ chuyên môn nhất định, khối kiến thức rộng và kinh nghiệm cũng nhiều. Cơ sở giáo dục đại học sẽ phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
2. Giảng viên đại học có tên tiếng Anh là gì?
Giảng viên đại học có tên tiếng Anh là: “University lecturer”.
Lecturer is an academic rank within many universities, though the meaning of the term varies somewhat from country to country. It generally denotes an academic expert who is hired to teach on a full- or part-time basis. They may also conduct research.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn đối với giảng viên đại học?
Trên cơ sở quy định tại Điều 55 của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học như sau:
“1. Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.
2. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.
3. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.
4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.
5. Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.
6. Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.
7. Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.
8. Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
9. Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Như vậy có thể thấy rằng đối với những chương trình đào tạo được hiểu là một hệ thống các hoạt động giáo dục, đào tạo được thiết kế và tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo, hướng tới cấp một văn bằng giáo dục đại học cho người học. Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học bao gồm các hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và các hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.
4. Chính sách đối với giảng viên đại học?
Chính sách đối với giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học đã được quy định cụ thể tại Điều 56 Luật Giáo dục đại học 2012 và được sửa đội tại Điều 8
“1. Hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên được làm căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn các chức danh giảng viên.
2. Thang, bậc lương đối với giảng viên được quy định cụ thể, có sự phân biệt khác nhau giữa năm chức danh: Trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư theo quy định của Luật giáo dục đại học. Chức danh phó giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương ứng ngạch chuyên viên cao cấp. Chức danh giáo sư được xếp hạng I theo phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức và hưởng thang, bậc lương tương đương chuyên gia cao cấp.
3. Cơ sở giáo dục đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài vận dụng quy định hệ thống chính sách tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập để thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo, bảo đảm không thấp hơn tiền lương và phụ cấp của giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác”.
Trước khi quyết định xem nghề nghiệp này có phải là con đường phù hợp với bạn hay không, hãy cùng xem xét một số mặt trái của việc trở thành giảng viên tại một trường cao đẳng.
Thuận lợi
Nghiên cứu: Là một giảng viên, tổ chức có thể cung cấp cho bạn thời gian và nguồn lực để thực hiện nghiên cứu.
Sự hài lòng trong công việc: Hầu hết những người trở thành giảng viên đều có niềm đam mê với môn học mà họ giảng dạy. Là một giảng viên, bạn có cơ hội thách thức các ý tưởng và tranh luận về lý thuyết.
Tạo sự khác biệt: Giảng viên là nơi hoàn hảo để đóng vai trò là người cố vấn và truyền cảm hứng cho sinh viên. Bạn sẽ biết rằng bạn đang tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của nhiều người.
Tính linh hoạt: Đối với hầu hết các phần, công việc có rất nhiều sự linh hoạt. Dù có nghỉ phép hay không, các giảng viên đại học vẫn có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống thông qua lịch trình giảng dạy của họ.
Du lịch: Điều này đặc biệt đúng đối với các giảng viên có kinh nghiệm, nhưng tất cả các giảng viên có thể có cơ hội đi công tác nước ngoài để thuyết trình tại các trường đại học khác và tại các hội nghị.
Khó khăn
Mặt khác, có một số mặt trái khi xem xét sự nghiệp của một giảng viên đại học.
Cạnh tranh: Đây là một lĩnh vực có tính cạnh tranh cao, vì vậy, tìm kiếm việc làm không phải lúc nào cũng dễ dàng, ngay cả khi có bằng cấp.
Giờ làm việc: Mặc dù lịch trình linh hoạt, các giảng viên thường làm việc vào cuối tuần và vào buổi tối.
Mức lương: Giảng viên có thể kiếm được một cuộc sống khá nhưng không phải lúc nào cũng tương xứng với công sức và thời gian họ cống hiến cho công việc.