Nhập khẩu thép không gỉ có cần dán nhãn hàng hóa không? Trường hợp hàng hóa nhãn dán phụ. Quy định về dán nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu.
Nhập khẩu thép không gỉ có cần dán nhãn hàng hóa không? Trường hợp hàng hóa nhãn dán phụ. Quy định về dán nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay, công ty chúng tôi chuyên kinh doanh thương mại ngành Inox (thép không gỉ) nhập khẩu từ nước ngoài về. Xin Quý công ty cho chúng tôi hỏi: Đối với loại hàng hóa thương mại của chúng tôi có cần dán nhãn hàng hóa (tem phụ) hay không. Xin chân thành cảm ơn Quý Công ty.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 3 tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP về nhãn hàng hoá như sau:
“1. "Nhãn hàng hoá" là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
4. "Nhãn phụ" là nhãn thể hiện những nội dung bắt buộc dịch từ nhãn gốc của hàng hoá bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật mà nhãn gốc của hàng hoá còn thiếu.”.
Điều 5 của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định”. Trừ những trường hợp nêu tại khoản 2,3 và 4 của Điều này.
“2. Hàng hoá không bắt buộc phải ghi nhãn:
a) Hàng hoá là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thuỷ sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thoả thuận với người tiêu dùng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam yêu cầu ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá và chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu hàng hoá được thực hiện theo hợp đồng với điều kiện những yêu cầu này không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước nhập khẩu.
4. Hàng hoá thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hoá là chất phóng xạ, hàng hoá sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường không; hàng hoá do các cơ quan nhà nước tịch thu đem bán đấu giá, thanh lý có quy định riêng.”
Theo khoản 3 Điều 9 “Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng việt phải tương ứng với những nội dung ghi trên nhãn gốc”. Và tại khoản 1 mục I Thông tư 09/2007/TT-BKHCN của Bộ KH&CN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP có quy định việc “ghi nhãn phụ”.
Đối với sản phẩm luyện kim thực hiện theo khoản 38 Điều 12 “Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa và phụ lục III,IV của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP.
Trong trường hợp của công ty chuyên kinh doanh thương mại ngành Inox (thép không gỉ) nhập khẩu từ nước ngoài về. Thì thép không gỉ là hàng hóa nhập khẩu, có nhãn gốc bằng tiếng Anh và kể cả được cắt nhỏ lẻ, bán ra theo yêu cầu của thị trường phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.