Quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu? Xử phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu?
Việc làm các thủ tục liên quan tới hàng hóa như ghi nhãn hàng hóa là một trong những nội dung rất quan trọng được tiến hành theo quy định của pháp luật để đả bảo cho việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa chất lượng và kiểm soát cũng như quản lý chặt chẽ các nguồn hàng, hiện nay cũng có không ít các trường hợp ghi sai nhãn hàng hóa và bị xử phạt theo quy định. Để giúp bạn đọc hiểu biết hơn về vấn đề này. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết chi tiết hơn nhé.
Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu:
Nhãn mác hàng hóa là một trong những nội dung bắt buộc phải có trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong thời gian qua, lực lượng Hải quan đã gặp không ít khó khăn trong kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với các nội dung liên quan đến nhãn hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo đó, Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa như sau: “Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về ghi nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”
Như vậy, so với hiện hành bổ sung hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa.
Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa với hàng xuất khẩu.
Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật nước nhập khẩu.
– Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP).
Điều 15. Xuất xứ hàng hóa
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
– Nội dung nhãn hàng hóa xuất khẩu tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Điều 18. Các nội dung khác thể hiện trên nhãn hàng hóa
…
2. Nhãn hàng hóa không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
2. Xử phạt vi phạm về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và xuất nhập khẩu:
” 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
…….”.
Như vậy đối với quy định này ta thấy tùy theo trường hợp cụ thể sẽ có mức phạt tương ứng, với mức hạt thấp nhất là 500.000 đồng cho tới mức phạt cao nhất là 60.000.000 đồng, và kèm theo các biện pháp khắc phục hậu quả, vậy nên ta thấy rằng phá luật đã đưa ra cách xử phạt rất hợp lý để răn đe cũng như để hàng hóa được đảm bảo chất lượng và đúng các tiêu chí đưa ra về các mặt hàng hơn bởi vì:
Hiện nay đối với nhiều doanh nghiệp, nhãn hàng hóa và bao bì hàng hóa còn được sử dụng như một công cụ để chống làm giả thông qua việc sử dụng các thông tin mang tính kỹ thuật để thể hiện các dấu hiệu đặc thù riêng làm căn cứ phân biệt, xác định hàng thật, hàng giả. Các dấu hiệu có thể thể hiện thông qua các giải pháp công nghệ cao như tem in 3D, kỹ thuật in, dập chìm… hoặc đơn thuần là những ký hiệu bằng chữ viết, hình ảnh, mép hàn, màu sắc, độ sắc nét của chữ, màu in….
Thực tế qua quá trình kiểm tra kiểm soát thị trường cho thấy hầu hết các doanh nghiệp sản xuất có định hướng bài bản, làm ăn lâu dài, quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp thì ngoài việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đều rất quan tâm đến vấn đề ghi nhãn hàng hóa và mẫu mã sản phẩm, hàng hóa theo đúng quy định, rõ ràng,đẹp.
Xem thêm: Ghi nhãn thức ăn chăn nuôi? Nhãn phụ khi nhập khẩu thế nào?
Đối với “
3. Ghi nhãn hàng hóa còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cụ thể như sau :
Việc ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng như vậy nhưng trong quá trình thực tiễn triển khai còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cụ thể như sau :
Thứ nhất Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của Nhãn hàng hóa nên chưa thật sự đầu tư cho việc thay đổi bao bì, mẫu mã, ghi nhãn, nhãn phụ hàng hóa, in 3d, dập chìm tem chống giả lên sản phẩm theo đúng quy định, Thực tế nếu thực hiện tốt ghi nhãn hàng hóa giúp doanh nghiệp khẳng định nguồn gốc, xuất xứ tính hợp pháp và trách nhiệm về sản phẩm của mình đối với thị trường và người tiêu dùng, là công bố tính pháp lý quyền được Nhà nước bảo hộ, cơ sở khoa học để phân định hàng giả hàng thật, góp phần chống gian lận thương mại xây dựng thị trường cạnh tranh bình đẳng và bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp.
Thứ hai Vì lợi nhuận một số tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh với yếu tố cạnh tranh không lành mạnh, thường ghi nhãn có hiện tượng giả, nhái nhãn hiệu nổi tiếng cùng loại, cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước nhưng lại ghi công nghệ bởi nước khác để đánh lừa người tiêu dùng về xuất xứ. Đây cũng là chiêu thức của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái đưa người mua vào “ma trận”, gây nhầm lẫn, đánh lừa người mua, nguy hiểm hơn, hiện tượng này xuất hiện khá phổ biến ở mặt hàng thực phẩm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng.
Thứ ba Hiểu biết về pháp luật trong hoạt động thương mại nói chung và quy định ghi nhãn hàng hóa nói riêng của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn còn hạn chế nhất là ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa. Họ không hiểu rõ về trách nhiệm pháp lý khi kinh doanh hàng hóa có nhãn không đúng quy định mà nghĩ đó là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, phân phối, còn mặc định của họ là sản phẩm đưa ra thị trường là mình được tự do kinh doanh.
Do đó dẫn đến hiện tượng khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm về Nhãn hàng hóa trong đó có biện pháp buộc thu hồi để ghi lại nhãn đúng quy định trước khi trở lại lưu thông trên thị trường là rất khó áp dụng đối với các Hộ kinh doanh cá thể nên không giải quyết triệt để được vấn đề.
Xem thêm: Quy định về dán tem nhãn phụ lên sản phẩm nhập khẩu