Xuý Vân là một người con gái vừa thông minh vừa thông minh vừa khéo léo lại đảm đang và khao khát có được một gia đình hạnh phúc. Nhưng nàng đã phải trả một cái giá rất đắt khi giả điên để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió, đi theo một tên phong lưu, sở khanh có tiếng. Vậy nhân vật Xuý Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm nhân vật Xúy Vân:
– Xúy Vân là con gái của viên huyện Tề, nàng là một người con gái rất xinh đẹp, khéo léo, tài giỏi, đảm đang, cầm kì thi hoạ. Nàng mong ước có một gia đình hạnh phúc, đầm ấm, vợ thì may vá còn chồng làm ruộng.
– Xúy Vân đã bị cha mẹ bắt ép gả cho Kim Nham là một cậu học trò nghèo ở Nam Định. Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nham không hề có tình yêu.
– Sau khi Kim Nham cưới vợ đã lên Tràng An để dùi mài kinh sử cho thi cử, mải mê đèn sách bỏ mặc Xúy Vân ở nhà chờ đợi trong mòn mỏi. Cũng từ đây, bi kịch của cuộc đời nàng đã bắt đầu.
– Lâu ngày xa chồng, Xúy Vân đã dan díu với Trần Phương – một kẻ nhà giàu sở khanh nổi tiếng là phong tình. Xúy Vân dễ tin người nên đã bị Trần Phương dụ dỗ nàng giả điên, giả dại lập mưu giải thoát khỏi Kim Nham để có thể đến với Trần Phương lúc ấy hai người sẽ có một cuộc hạnh phúc như nàng mong ước.
– Khi bị Trần Phương bội hứa, hắn đã vứt bỏ nàng như món đồ cũ nát, Xúy Vân vô cùng đau khổ, từ việc nàng giả điên, giả dại và cuối cùng thành điên thật.
– Kim Nham đã bắt gặp Xúy Vân đi ăn xin, đã sai người đem nén bạc và nắm cơm đến cho nàng. Biết được điều đó Xúy Vân vô cùng đau đớn và xấu hổ sau đó nàng gieo mình xuống sông tự vẫn.
2. Tính cách nhân vật Xúy Vân:
– Xúy Vân là một cô con gái rất ngoan ngoãn và hiếu thảo với cha mẹ.
– Nàng là một cô gái có tâm hồn ngây thơ và trong sáng. Chính vì tính cách ngây thơ của mình mà Xúy Vân đã bị Trần Phương dụ dỗ, lợi dụng về tình cảm.
– Qua đó thấy được nhân vật Xúy Vân có niềm khát khao to lớn về một cuộc sống bình dị và hạnh phúc. Mặc dù hành động bỏ chồng là Kim Nham để đi theo Trần Phương của nàng đã bị xã hội lên án, mọi người không thể nào chấp nhận được một người phụ nữ đã có chồng mà từ bỏ chồng của mình để có thể được đi theo một người đàn ông khác.
3. Nhân vật Xúy Vân đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
Nhân vật Xúy Vân đáng thương hơn đáng trách. Bởi vì:
– Do số phận của Xúy Vân và trong thời đại phong kiến nghiệt ngã đã đẩy nàng đến bước đường cùng.
– Cuộc hôn nhân của Xúy Vân với Kim Nhan không hề có tình yêu mà là do sự sắp đặt vội vàng của cha mẹ nàng. Khi làm vợ Kim Nham, nàng vẫn là một người vợ vô cùng đảm đang, khéo léo, vừa đẹp người vừa đẹp cả nết.
– Xúy Vân là một người phụ nữ, khao khát được yêu thương giống như biết bao những người phụ nữ khác với một cuộc gia đình bình dị, hạnh phúc, đầm ấm “chồng cày, vợ cấy”, khi lúa đã đến mùa thu hoạch sẽ được cùng chồng đi làm nương, làm ruộng nhưng Kim Nham lại là một người chồng chỉ mải mê đèn sách, theo đuổi công danh mong ước đỗ đạt để được làm quan mà không hề hiểu được những điều ấy.
– Trong lúc bản thân đang cô đơn, lạc lõng nhất vì phải rời xa chồng thì nàng đã gặp Trần Phương, người mà nàng đã coi đó là tri kỉ, cảm thông cho số phận của mình.
– Xúy Vân đã có lỗi và đáng trách ở chỗ vì quá tin người nghe lời dụ dỗ của Trần Phương và nàng không biết vượt qua sự bế tắc của bản thân mình để giữ trọn đạo làm vợ với Kim Nham. Nàng đã quyết định thoát khỏi cuộc sống hôn nhân với Kim Nham để tìm kiếm hạnh phúc cho riêng mình. Nhưng vì tính cách ngây thơ tin người của nàng nên đã bị người mà nàng coi là tri kỉ phụ bạc một cách nghiệt ngã để rồi đến cuối cùng nàng phải chọn cái chết đau đớn để giải thoát cho mình.
– Có thể nói nhân vật Xúy Vân là một người con gái vừa thông minh vừa khéo léo, lại đảm đang và khao khát có được một gia đình hạnh phúc, cũng như luôn dũng cảm và hết mình tìm đến tình yêu. Nhưng nàng đã phải trả một cái giá rất đắt khi nàng đã giả dại để theo đuổi thứ tình yêu trăng gió, đi theo một tên phong lưu, sở khanh có tiếng. Khát vọng về một hạnh phúc và tình yêu tự do nhưng không thể thực hiện được trong một xã hội phong kiến xưa bởi tư tưởng lạc hậu, cùng quan niệm trọng nam khinh nữ đã luôn khắt khe và trói buộc số phận của người phụ nữ.
=> Qua đó cho thấy vì lí do khách quan và chủ quan số phận của nhân vật Xúy Vân đã bị đẩy đến hoàn cảnh đau thương không ai muốn. Để giải quyết sự bế tắc của cuộc đời mình nàng đã quyết định tự tử, cái chết này là bản án lớn đối với Xúy Vân.
4. Những nội dung có liên quan:
4.1. Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật tác phẩm “Xuý Vân giả dại”?
Giá trị nội dung:
– Qua những câu từ, lời lẽ, cử chỉ và hành động của nhân vật, đoạn trích đã khắc họa thành công quá trình hóa điên từ giả thành thật của nhân vật Xúy Vân.
– Từ hoàn cảnh và bi kịch của nhân vật Xúy Vân, người đọc đã phần nào hình dung được thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, qua đó có thể cảm nhận được những thiệt thòi của họ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
– Thể hiện những quan niệm về cuộc sống gia đình và đạo vợ chồng.
– Bộc lộ niềm cảm xúc, cảm thông đối với người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.
– Đoạn trích đã phần nào hiện lên những văn hóa làng xã ngày xưa ở Việt Nam. Coi trọng nam giới và luôn khắt khe đối với người phụ nữ, một xã hội trọng nam khinh nữ.
Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn từ trong đoạn trích được sử dụng rất đa dạng và theo nhiều cách như: nói lệch, nói vỉa, đế, hát quá giang, hát sắp, hát ngược, điệu con gà rừng, điệu sử rầu.
– Từ các khía cạnh như cách xưng danh hay sự tương tác giữa người xem và người diễn,…đã phần nào thể hiện được hết những đặc trưng của thể loại chèo.
– Mang nhiều tính bi kịch.
4.2. Suy nghĩ về nỗi niềm của nhân vật Xúy Vân:
Xúy Vân là nhân vật minh chứng cho một thời đại xã hội phong kiến đầy rẫy bất công đối với người phụ nữ. Cô là một người phụ nữ vừa đáng trách và vừa đáng thương. Cô bị cô đơn trong tình yêu, lẻ loi trong cuộc sống hôn nhân của mình, khi chồng cô là Kim Nham chỉ biết dùi mài kinh sử không quan tâm đoái hoài gì đến cô. Đang ở tuổi rạo rực nên cô luôn khao khát có một tình yêu và có một bến bờ hạnh phúc. Đến khi cô và Trần Phương được gặp nhau thì đó giống như một tấm phao cứu sinh cho nỗi lòng cô. Cuối cùng, để phụ tình Kim Nham cô đã giả điên, giả dại và mong anh có thể bỏ cô để cô đến với Trần Phương. Đau buồn hơn, để đến với tình yêu cô đã từ bỏ hết tất cả thì hắn là một gã sở khanh, một kẻ phong lưu có tiếng. Khi biết cô đã vô cùng đau khổ. Và rồi, cô từ giả điên, giả dại đã trở thành điên thật, cho ta thấy một số phận vô cùng bất hạnh.
4.3. Phân tích tác dụng của một yếu tố nghệ thuật trong văn bản Xúy Vân giả dại:
– Nghệ thuật diễn tả tâm trạng đầy phức tạp của nhân vật Xúy Vân qua lời hát: Tâm trạng phức tạp ấy được thể hiện qua mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài và nội dung bên trong của tâm trạng.
– Nội dung suy nghĩ và tâm trạng bên trong: Xuý Vân hoàn toàn tỉnh táo, cô luôn cảm thấy day dứt và oán hận, cũng như trách móc và cảm thấy cô đơn, đầy lạc lõng.
– Hình thức bên ngoài: Xúy Vân phải đóng vai một người điên, người dại và hành động, cử chỉ, lời nói của cô giống với người điên dại.
– Nghệ thuật diễn tả: Bằng việc đan xen các lời thật và giả, tác giả đã thể hiện được sự mâu thuẫn trong tâm trạng. Với cách sử dụng các lối nói, làn điệu, và vũ điệu, cũng như cách chỉ dẫn sân khấu khác nhau đã làm rõ được sự thay đổi trong tâm lý và tâm trạng của nhân vật.
4.4. Tâm trạng của Xuý Vân qua tiếng gọi chờ đò:
Cô luôn day dứt về những việc mà mình đã làm, nhưng đôi khi cô lại thấy mình đã dở dang và lỡ làng:
“Tôi kêu đò, đò nọ không thưa
Tôi càng chờ càng đợi”
Tâm trạng của Xút Vân khi tự thấy mình lạc lõng và cô đơn trong gia đình chồng và những nỗi thất vọng trước mâu thuẫn giữa ước mơ về một mái ấm gia đình hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không được chồng quan tâm, bị cô đơn. Cô còn trách duyên trách phận khi đã ràng buộc họ vố nhau trong khi họ không có khát vọng được ở bên nhau. Vì vậy cô luôn cảm thấy ấm ức và tủi thân. Những câu nói ngược đầy phi lí đã thể hiện về một nội tâm đầy bất ổn và trớ trêu. Cô dường như đã rơi vào trạng thái điên dại, hỗn loạn và mất phương hướng.