Nhận bảo hiểm thất nghiệp ở đâu? Các nơi tiếp nhận hồ sơ BHTN tại Hà Nội? Những vấn đề cần lưu ý khi đăng ký nhận bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ chi trả, hỗ trợ người lao động theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đúng như tên gọi, bảo hiểm thất nghiệp chi trả cho người lao động sau khi bị mất việc làm, thôi việc hay đơn phương chấm dứt
Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
- 2 2. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
- 3 3. Mức hưởng và thời gian chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
- 4 4. Các nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hà Nội:
- 5 5. Hưởng trợ cấp thất nghiệp khi quá ngày hẹn hưởng:
- 6 6. Mất giấy hẹn có nhận được trợ cấp thất nghiệp?
1. Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Được quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013, điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm các điều kiện sau:
+ Chỉ áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, không áp dụng đối với người đóng bảo hiểm xã hội tư nguyện;
+ Sau khi người lao động chấm dứt
+ Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
Người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ đủ 12 tháng trong vòng thời gian 24 tháng trước khi nghỉ việc nếu hợp đồng kí kết là
Người lao động phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là từ đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc nếu hợp đồng kí kết là hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ ba đến dưới 12 tháng.
Thời điểm nghỉ việc căn cứ vào thời gian được ghi nhận tại
+ Điều kiện về thời hạn nộp hồ sơ: Người lao động chỉ được nộp hồ sơ trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm người lao động nghỉ việc.
+ Điều kiện về việc làm: Như tên gọi của chế độ này, chỉ có người lao động thất nghiệp sau khi nghỉ việc mới được hưởng chế độ. Cụ thể là trong vòng thời gian 15 ngày từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu người lao động vẫn chưa có việc làm mới thì sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên nếu người lao động chết; ra nước ngoài định cư hoặc lao động; tham gia nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; học tập theo khóa học từ 12 tháng trở lên; bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; bị tuyên án phạt tù hoặc bị tam giam để phục vụ công tác điều tra.
Như vậy người lao động muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì phải đảm bảo tất cả bốn điều kiện được nêu trên.
2. Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Người lao động chuẩn bị một bộ hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bao gồm các tài liệu, giấy tờ sau:
– Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc) của người lao động;
– Đơn đề nghị hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp;
– Các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt quan hệ lao động:
+ Thông báo nghỉ việc hoặc thỏa thuận chấm dứt quan hệ lao động;
+ Quyết định xử lý kỷ luật sa thải;
+ Hợp đồng lao động đã hết thời hạn;
+ Quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc;
+ Hợp đồng lao động (chỉ áp dụng đối với trường hợp ký kết hợp đồng mùa vụ hoặc hợp đồng theo một công việc nhất định có thời hạn từ ba đến 12 tháng);
Tất cả các giấy tờ nêu trên người lao động phải chuẩn bị bản chính hoặc bản sao chứng thực.
– Giấy chứng minh thư nhân dân;
– Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc giấy đăng ký tạm trú của người lao động (bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
3. Mức hưởng và thời gian chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
– Mức hưởng hàng tháng của chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Mỗi tháng người lao động được hưởng 60% mức bình quân tiền lương. Trong đó mức bình quân tiền lương là bình quân trong thời gian 06 tháng trước khi người lao động nghỉ việc và tiền lương là tiền lương là tiền lương cơ bản đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội.
– Thời gian hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
Cách xác định số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ dựa trên số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:
+ Người lao động đóng từ đủ 12 đến dưới 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: được hưởng 03 tháng bảo hiểm thất nghiệp;
+ Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 36 tháng trở lên thì cứ tăng thêm một năm thì được hưởng thêm một tháng bảo hiểm thất nghiệp, ví dụ 4 năm thì được 4 tháng, 5 năm thì được 5 tháng. Tuy nhiên thời gian được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp tối đa chỉ là 12 tháng.
Trong đó thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chỉ tính theo năm và không có làm tròn, nếu như quãng thời gian đóng không tròn năm mà có tháng lẻ thì chỉ tính năm đóng, tháng lẻ sẽ được bảo lưu để cộng dồn vào thười gain đóng bảo hiểm thất nghiệp sau này.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Lan có thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 6 năm 7 tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 06 tháng liền kề trước khi chị Lan nghỉ là 5.000.000 đồng. Như vậy chị Lan được hưởng 6 tháng bảo hiểm thất nghiệp, mỗi một tháng được hưởng 60% của 5.000.000 đồng là 3.000.000 đồng.
4. Các nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hà Nội:
– Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, là trung tâm dịch vụ việc làm nơi mà người lao động muốn lấy. Như vậy đây có thể là trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú, lao động, học tập, làm việc hay nơi nào mà người lao động cảm thấy thuận tiện cho bản thân trong quá trình hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
– Nơi nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Hà Nội:
Đa số các tỉnh thành chỉ có một trung tâm dịch vụ việc làm chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên với tính chất đặc thù là thủ đô, nơi tập trung nhiều người lao động về đây làm việc cho nên tại Hà Nội phân chia ra thành nhiều nơi, chia theo khu vực để chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể người lao động liên hệ một trong các điểm giao dịch việc làm như sau:
+ Quận Hà Đông: nhận tại điểm Yên Hòa, tại số 215 phố Trung Kính , phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy;
+ Quận Hai Bà Trưng: nhận tại điểm Minh Khai, số E6b, ngõ 33 Phó Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng;
+ Quận Long Biên: ngõ 403, tổ 14, phường Phúc Đồng, quận Long Biên;
+ Quận Nam Từ Liêm: số 18, đường Nguyễn Cơ Thạch, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm;
+ Quận Hà Đông: 144 đường Trần Phú, quận Hà Đông;
+ Huyện Sóc Sơn: tại thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn;
+ Huyện Gia Lâm: số 6 đường Cổ Bi, huyện Gia Lâm;
+ Huyện Phú Xuyên: tiểu khu Phú Mỹ, thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên;
+ Huyện Ứng Hòa: số 59, phố Lê Lợi, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa;
+ Huyện Mê Linh: khu Trung Tâm Hành Chính Huyện Mê Linh thuộc xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh;
+ Huyện Thường Tín: cụm Công nghiệp Liên Phương thuộc xã Liên Phương, huyện Thường Tín;
+ Huyện Đông Anh: thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh;
+ Huyện Ba Vì: tại sàn giao dịch việc làm tại Km số 55+500 quốc lộ 32, thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì.
5. Hưởng trợ cấp thất nghiệp khi quá ngày hẹn hưởng:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã nhận trợ cấp thất nghiệp được 1 tháng đầu. Tháng thứ 2 tôi đến nhận trợ cấp muộn vì lý do bận cá nhân thì không được giải quyết chi trả. Như vậy thì có đúng không? Tháng thứ 3 tôi có được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp không?
Luật sư tư vấn:
Điều 52 Luật việc làm 2013 quy định thông báo về việc tìm kiếm việc làm như sau:
“1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
b) Trường hợp bất khả kháng.
2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều này.”
Điều 19 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm 2013 về bảo hiểm thất nghiệp, quy định việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện tạm dừng chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.”
Do vậy, khi bạn không đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm đúng hẹn hàng tháng mà không có lý do chính đáng theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật việc làm 2013, thì trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày bạn không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn.
Điều 53 Luật việc làm 2013 quy định về tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
2. Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu vẫn còn thời gian được hưởng theo quyết định thì tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.”
Như vậy, từ quy định trên, bạn vẫn còn một tháng thứ 3 được hưởng trợ cấp thất nghiệp nên nếu thông báo về việc tìm kiếm việc làm đúng quy định thì tháng tiếp theo bạn sẽ vẫn hưởng bình thường.
6. Mất giấy hẹn có nhận được trợ cấp thất nghiệp?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi: Sổ bảo hiểm của em ngày thôi việc là ngày 27/7/2016 và em có đi đăng kí bảo hiệp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại Bình Dương, người ta hẹn em ngày 27/9/2016 này lên lấy giấy báo kết quả và đem theo giấy tờ tùy thân. Nhưng không may em bỏ sổ bảo hiểm trong balô, bị ăn trộm đột nhập vào phòng trọ lấy đi ngoài balô ra cũng còn nhiều thứ trong phòng bị đánh cắp. Bây giờ em không biết nên làm thế nào (giấy hẹn – giấy quyết định thôi việc đều mất hết). Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm 2013;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
Như vậy, khi đảm bảo tất cả điều kiện nêu trên, bạn sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Nếu sau khi đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp hợp lệ thì bạn vẫn được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.
Hiện tại, nếu như bạn bị mất giấy hẹn thì bạn cần trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo và hỗ trợ giải quyết. Còn đối với sổ bảo hiểm xã hội thì bạn cần thực hiện thủ tục cấp lại khi bị mất.
Hồ sơ cấp lại theo Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH bao gồm:
– Đơn trình báo mất sổ có xác nhận của cơ quan công an nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi cư trú;
– Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm (mẫu 06/SHB);
– Giấy xác nhận quá trình đóng của BHXH của cơ quan bảo hiểm xã hội liên quan;
– Giấy xác nhận chưa được giải quyết trợ cấp 1 lần tại cơ quan BHXH nơi bạn cư trú;
– Tờ khai cấp sổ;
– Bản sao chứng minh nhân dân hợp lệ;
Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, đối chiếu nội dung trong đơn đề nghị cấp lại sổ để giải quyết vấn đề cấp lại sổ.