Nguyên tắc của xã hội hóa giáo dục? Vai trò của xã hội hóa giáo dục? Mặt trái của xã hội hóa giáo dục?
Hiện nay đối với sự phát triển của đất nước và của thế giới chúng ta không thể phũ nhận vai trò của việc giáo dục mang lại, để có thể tiến hành huy động toàn xã hội thực hiện giáo dục và để tất cả nhân dân được tham gia học tập thì Nhà nước ta đã đề ra những chính sách cụ thể về xã hội hóa giáo dục, Vậy xã hội hóa giáo dục phải thực hiện theo những nguyên tắc nào? Vai trò của xã hội hóa giáo dục là gì? Mặt trái của xã hội hóa giáo dục gồm những gì? Bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Nguyên tắc của xã hội hóa giáo dục
Hiện nay vai trò của xã hội hoá giáo dục thể hiện rất cụ thể như trong các hoạt động giáo dục mang tính xã hội. Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao. Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống trong xã hội. Trong quá trình huy động các nhóm đối tượng thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục cần thực hiện tốt chín nguyên tắc huy động cộng đồng tham gia xây dựng giáo dục gồm:
Nguyên tắc về lợi ích:
Trong các hoạt động hợp tác, phối hợp đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía trong thực hiện chính sách giáo dục cụ thể như về phía nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều cần tìm thấy lợi ích chung của cá nhân, tập thể cũng như của cả dân tộc.
Nguyên tắc về chức năng nhiệm vụ:
Chức năng nhiệm vụ của nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,… đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó thì phải phát hiện và nhằm đúng chức năng, rách nhiệm của đối tác. Ví dụ cụ thể như đối với cấp ủy và chính quyền địa phương thì nội dung huy động phải là chủ trương, văn bản chỉ đạo, hoặc đất xây dựng,…
Nguyên tắc dân chủ:
Nguyên tắc này sẽ góp phần tạo môi trường công khai, bình đẳng để cộng đồng hiểu đúng về giáo dục và nhà trường hơn, đồng thời góp phần thực hiện nguyên tắc dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và tiến hành các hoạt động xã hội hóa giáo dục để mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội phát triển toàn diện và mang lại hiệu quả thiết thực. Luật pháp xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, có nghĩa là cần dựa trên cơ sở pháp lý. Ngược lại, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội,… cũng cần có những cơ sở pháp lý để triển khai cũng như để tham gia huy động nguồn lực cho giáo dục.
Nguyên tắc phù hợp và thích ứng:
Cán bộ quản lý giáo dục phải biết lựa chọn thời gian thích hợp nhất để đưa ra một chủ trương xã hội hóa giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện nguyên tắc này là phải xây dựng cho được kế hoạch cụ thể và kế hoạch mang tính định hướng. Truyền thống, tình cảm: là sự khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn… của mỗi gia tộc, dòng họ; niềm tin của cá nhân vào sự nghiệp phát triển chung của giáo dục, của từng nhà trường để có thể huy động nhiều nguồn lực khác nhau chăm lo cho sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Kết hợp ngành – lãnh thổ:
Theo nguyên tắc này thì chúng ta thấy để phát huy xã hội hóa giáo dục cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa địa phương và ngành giáo dục đối với nhà trường gắn liền với xã hội hiện nay.
Nguyên tắc giao tiếp:
Có hai con đường giao tiếp đó là con đường chính thức đó là thông qua các văn bản, công văn, đề nghị… và con đường không chính thức cụ thể là thông qua nguyên tắc truyền thống và tình cảm.
Nguyên tắc kế hoạch hóa:
Kế hoạch hóa là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người Hiệu trưởng. Kế hoạch xã hội hóa giáo dục được xây dựng trên một số yếu tố sau cụ thể như về mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động và kết quả dự kiến đối với từng đối tượng; thời gian thích hợp nhất, nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện goạt động chủ đạo và sự phân công một số thành viên trong chủ thể huy động, chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể.
Trên thực tế và những điều phân tích có thể thấy trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia xã hội hóa giáo dục tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay. Có thể thấy sự phát triển rõ ràng của ngành giáo dục và đào tạo là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai công tác xã hội hóa giáo dục trong đó bản thân nhà trường, cán bộ quản lý giáo dục cùng tập thể sư phạm, đội ngũ giáo viên giữ vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó thì mỗi nhà giáo có mối quan hệ xã hội rất rộng bởi vì họ có rất nhiều cha mẹ học sinh. Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội tham gia xây dựng và phát triển giáo dục.
2. Vai trò của xã hội hóa giáo dục
Thứ nhất, xã hội hóa giáo dục đóng vai trò là một tư tưởng chiến lược về giáo dục, chỉ đạp quá trình xây dựng và phát triển giáo dục nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc và trong đó có tính cách mạng trong hoạt động thực tiễn, biến hoạt động giáo dục mang tính chuyên biệt như chuyên môn và nghiệp vụ trong một lĩnh vực, một thiết chế giáo dục trong ngành giáo dục, trở thành một hoạt động học tập rộng lớn và sâu sắc bắt rễ vào các lĩnh vực đời sông vật chất, tinh thần của xã hội. Đảm bảo cho giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội.
Thứ hai, xã hội hóa giáo dục sẽ tạo ra một phong trào học tập sâu rộng trong xã hội dưới nhiều hình thức, thực hiện học tập suốt đời để người dân làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho Việt Nam trở thành một xã hội học tập.
Thứ ba, xã hội hóa giáo dục sẽ phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kỹ thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục.
Thứ tư, xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân được hòa nhập vào trong xã hội hoặc vào trong một nhóm người thông qua việc học các quy tắc, giá trị đối với từng nhóm xã hội đó. Xã hội hóa còn được hiểu là quá trình biện chứng, trong đó mỗi thành viên trong nhóm người đều có hành động và duy trì nó để tái xuất xã hội. Hiểu một cách đơn giản theo một cách ngắn gọn thì xã hội hóa là sử dụng các tư liệu sản xuất để trao đổi giá trị thành của công. Ý nghĩa của xã hội hóa là tăng tính cộng đồng, giảm thiểu tối đa chủ nghĩa cá nhân trong các lĩnh vực trong xã hội.
3. Mặt trái của xã hội hóa giáo dục
Hiện nay chúng ta có thể thấy quá trình xã hội có những mặt lợi tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta thấy nó cũng tồn tại những mật trái nhất định như xã hội hóa giáo dục còn làm cho sự phân cách giữa trường giàu và trường nghèo ngày càng lớn. Một ngôi trường trung tâm thành phố với đa số học sinh xuất thân khá giả sẽ có cơ sở vật chất và điều kiện học tốt hơn một trường không may thuộc địa bàn dân lao động cày thuê cuốc mướn. Vì lý do đó nên vô hình chung hệ lụy của việc xã hội hóa đã gây nên nạn chạy trường, chạy lớp mà hậu quả của nó vượt xa tầm kiểm soát của ngành giáo dục.
bên cạnh đó thì khi mà mặt trái của bức tranh xã hội hóa được biểu lộ ra ngoài điều đó sẽ khiến xã hội ngày càng coi thường những người làm công tác giáo dục trên thực tế và từ đó mất lòng tin vào nền giáo dục. Xét về các yếu tố của mặt đạo đức, chính một bộ phận những thợ dạy không có tầm và không có tâm đó đã làm băng hoại tinh thần tôn sư trọng đạo, làm cho mối quan hệ vốn tốt đẹp giữa thầy và trò ngày càng mai một và xuống cấp trầm trọng. Có thể thấy sự việc nào cũng có 2 mặt tốt và xấu đi đôi với nhau. Bản thân sự việc có thể không xấu, nhưng dưới bàn tay nhào nặn của con người, khía cạnh xấu hoặc tốt sẽ thể hiện vượt trội. Quá trình xã hội hóa giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nguyên tắc, vai trò và mặt trái của xã hội hóa giáo dục” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.