Khái quát về tài sản chung? Tài sản chung được dịch sang với tên trong tiếng Anh là gì? Nguồn gốc hình thành nên tài sản chung giữa vợ và chồng?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì khi hai chủ thể là nam và nữ đăng ký kết hôn và trở thành vợ chồng thì những tài sản mà họ tạo gia được trong quá trình hôn nhân thì sẽ được xác định là phần tài sản chung vợ chồng theo như quy định cuat Luật Hôn nhân và Gia đình. Vậy nguồn gốc hình thành nên tài sản chung giữa vợ và chồng được Luật này quy định như thế nào? Hãy tìm hiểu về nguồn gốc hình thành nên tài sản chung giữa vợ và chồng trong nội dung bài viết dưới đây:
Luật sư
Cơ sở pháp ý:
– Bọ luật Dân sư năm 2015;
– Luật Hôn nhân và Gia định năm 2014;
– Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về tài sản chung?
Trước khi đi vào tìm hiểu quy định của pháp luật về nguồn gốc hình thành nên tài sản chung giữa vợ và chồng thì trước hết tác giả sẽ khái quát về tài sả chung dựa trên thực tế mà pháp luật Việt Nam hiện nay quy định như sau:
Thứ nhất, Tài sản chung là tài sản bất động sản thuộc sở hữu chung của “những người thuê nhà”. Vì là Tài sản chung nên “những người thuê chung” mỗi người đều có “lợi ích không chia” trong toàn bộ tài sản. Tài nguyên được trồng trên đất thuộc sở hữu của “những người thuê chung” cũng sẽ được coi là Tài sản Chung. Ví dụ: thu hoạch được sản xuất trên đất thuộc sở hữu của “những người thuê chung” được coi là “tài sản chung”, và do đó, “những người thuê chung” không thể loại bỏ thu hoạch đó vì nó là lợi ích của người giao ước khác và chỉ có thể bị xóa khi có sự cho phép trước đó hoặc sự chấp thuận sau đó của giao ước.
Thứ hai, Tài sản chung cũng có thể là tài sản được quản lý bởi hiệp hội chủ sở hữu trong một dự án phát triển phân khu hoặc chung cư. Trong những trường hợp này, nó được coi là Tài sản Chung vì tất cả các chủ sở hữu có thể sử dụng tài sản đó (dự án phân khu hoặc chung cư) và mỗi người sở hữu một tỷ lệ phần trăm lãi cụ thể.
Thứ ba, Tài sản chung cũng có thể đề cập đến đất đai thuộc sở hữu của chính phủ để sử dụng công cộng (chung), chẳng hạn như vườn quốc gia và rừng. Ví dụ, một số vùng đất có thể được coi là “tài sản chung” khi những vùng đất đó thuộc quyền sở hữu của công dân. Ngoài ra, tên địa lý của các địa điểm thường được coi là “tài sản chung” và do đó không thể bị sử dụng làm “tên thương mại” trong các trường hợp thông thường. Hơn nữa, “tài sản chung” còn dùng để chỉ tài nguyên thiên nhiên trên những vùng đất đó. Ví dụ, nước chảy tự nhiên trong kênh của suối hoặc nguồn khác là tài sản chung.
Thứ tư, Tài sản chung đôi khi có thể đề cập đến các nguồn tài nguyên nằm sâu bên dưới bề mặt đất đai. Trên thực tế, quyền tài sản dầu khí nằm sâu dưới bề mặt đối với chủ sở hữu hoặc người thuê đất không phải là một quyền tài sản tuyệt đối và do đó, do trạng thái tự nhiên đặc biệt của các chất đó, chúng gần với danh xưng “tài sản chung” hơn thành tài sản tuyệt đối. Thật vậy, những chất như vậy chỉ trở thành tuyệt đối khi những chất đó được bắt giữ một cách hữu hiệu và giảm xuống mức chiếm hữu.
2. Tài sản chung được dịch sang với tên trong tiếng Anh là gì?
Tài sản chung được dịch sang với tên trong tiếng Anh là: Common property.
3. Nguồn gốc hình thành nên tài sản chung giữa vợ và chồng
Để xác minh một tài sản nào đó là phần tài sản chung của vợ chồng thì sẽ phải căn cứ dựa trên các dấu hiệu đó chính là thời kì hôn nhân và nguồn gốc tài sản. Trong đó thì thời ký hôn nhân được xác định từ khi hai bên năm nữ đucợ ủy ban nhân dân cấp giấy chứng nhận kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt do một bên chết hoặc do vợ chồng li hôn bằng bản án có hiệu lực của Tòa án. Hay việc xác định nguồn gốc tài sản chúng là việc xác định tài sản đó do đâu mà có, có từ thòi điểm nào: ví dụ như tài san có từ các hợp đồng tặng cho, mua bán, hay trao thừa kế,… Theo như quy định của phá luât thì những tài sản này thuộc tài sản sở hữu hợp pháp của vợ chồng.
Trên cơ sở quy định tại Điều 33
“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.
Bên cạnh đó pháp luật còn quy định về tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung; hoặc là tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
Tính chất của quan hệ vợ chồng trong cuộc sống chung của vợ chồng đòi hỏi phải xác lập khối tài sản chung của vợ chồng. Tài sản chung đó là cơ sở kinh tế của gia đình, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình, đảm bảo cho gia đình thực hiện các chức năng xã hội của nó. Trong thực tế khi xảy ra các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng và việc giải quyết các tranh chấp đó có loại tài sản rất khó xác định đâu là tài sản riêng, đâu là tài sản chung. Vậy nên cần có các cơ sở pháp lý để xác định tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo cho sự công bằng vì lợi ích chung của gia đình và giữa vợ và chồng khi xảy ra các tranh chấp mà cần đến sự can thiệp của Toà án.
Như vậy, nguồn hình thành tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố. Theo thời kỳ xa xưa, có thể xác định được cụ thể như sau: tài sản của vợ chồng được hình thành từ ba nguồn khác nhau: Tài sản của người chồng thừa hưởng từ gia đình chồng (phu điền sản); Tài sản của người vợ thừa hưởng từ gia đình vợ (thê điền sản); Tài sản do hai vợ chồng tạo dựng nên trong quá trình hôn nhân (tần tảo điền sản).
Ngoài ra, thì tài sản chung của vợ chồng còn được biết đến theo như quy định tại Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Mà cụ thể đucơ quy định tại Điều 9 và Điều 10 mục 2 Nghị định này. Do đó, tài sản chung của vợ chồng bao gồm thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân và phần hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng.
Đối với những tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. Hay những tài sản là khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp cũng được xác định là phần tài sản chung của vợ chồng.
Bên cạnh đó, tài sản chung còn có nguồn góc bắt nguồn từ những hoa lợi , lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình theo như quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Như vậy, theo như quy định của Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì chúng ta sẽ coi hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất.
Trên cơ sở quy định tại Điều 34
Cũng dựa trên quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận: Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được xác định là các loại tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi tên cả hai vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thoả thuận ghi tên một người.