Người xin việc hộ không trả lại tiền thì cần phải làm gì? Hành vi lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người xin việc hộ không trả lại tiền thì cần phải làm gì? Hành vi lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa Luật sư: Tôi có người bạn muốn nhờ luật sư tư vấn giúp việc như sau: bạn tôi nhờ một người cũng có quan xin chuyển công tác để về gần gia đình với số tiền 130 triệu, người ta hứa giúp và đã nhận trước 60 triệu, đến khi không được việc người ta hứa trả lại tiền đúng thời gian mà hai bên cam kết. Tuy nhiên đến ngày mà người ta không chịu trả. Bạn tôi có quyền kiện người ấy không và nếu kiện thì bạn tôi sẽ bị xử lí như thế nào trước pháp luật?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vì sự việc của bạn xảy ra trước năm 2017 nên sẽ áp dụng Bộ luật dân sự 2005 (hết hiệu lực ngày 1/1/2017).
Điều 121 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Xét về bản chất, thỏa thuận giữa bạn của bạn và người được nhờ để xin chuyển công tác là một giao dịch dân sự do làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên chủ thể liên quan. Nhưng đây rõ ràng là thỏa thuận trái với các chuẩn mực đạo đức xác hội nên sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Điều 128 và Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định về vấn đề này như sau:
“Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội
Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu
Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.
Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”
“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Căn cứ vào quy định trên, hai bên phải trả lại cho những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu khi xác lập giao dịch. Do đó, bạn của bạn có quyền đòi lại số tiền đã giao cho người chạy công tác là 130 triệu đồng. Nếu người này cố tình không thực hiện nghĩa vụ, tùy vào tình hình cụ thể của vụ việc mà bạn của bạn có thể thực hiện một trong hai phương án sau để đòi lại số tiền:
Trường hợp thứ nhất, bạn của bạn có thể làm đơn trình báo sự việc đến cơ quan công an để làm căn cứ khởi tố vụ án hình sự khi cho rằng người được nhờ chạy công tác có hành vi gian dối ngay khi xác lập giao dịch. Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 quy định:
“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Bên cạnh các dấu hiệu về chủ thể, khách thể thì những dấu hiệu đặc trưng của tội danh “ lừa đảo chiểm đoạt tài sản” là giá trị tài sản bị chiếm đoạt và thủ đoạn gian dối được thực hiện để có được tài sản. Nếu người được bạn của bạn nhờ chạy công tác hoàn toàn không có khả năng thực hiện việc chuyển công tác mà vẫn nhận lời nhằm chiếm đoạt số tiền 130 triệu đồng thì đã thỏa mãn dấu hiệu về mặt khách quan của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trường hợp thứ hai: Nếu không thuộc trường hợp trên, bạn của bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Khi khởi kiện ra tòa án, để yêu cầu người kia trả lại tiền cho bạn, bạn phải chứng minh được giữa hai bên có sự việc
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai, về vấn đề trách nhiệm đối với bạn của bạn trong trường hợp này. Với những thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ căn cứ để xác định trách nhiệm đối với bạn của bạn. Tuy nhiên, với những hành vi đã thực hiện thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 289 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009.
“Điều 289. Tội đưa hối lộ
1. Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Phạm tội nhiều lần;
đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc mtrong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, hoặc tù chung thân
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.
6. Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”