Người sử dụng lao động có được giữ tiền cọc của người lao động không? Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Người sử dụng lao động có được giữ tiền cọc của người lao động không? Căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có đọc mẫu tin trên mạng và đi xin việc làm. Theo mẫu tin, em gọi điện cho 1 chị tên Trang, chị này hẹn em đến phỏng vấn tại địa điểm quận Tân Phú. Sau khi phỏng vấn, họ yêu cầu nộp 360.000 đồng tiền quỹ trách nhiệm công việc (có hóa đơn, sẽ được trả lại sau 6 tháng nếu em thực hiện đúng công việc). Sau đó, họ bảo qua một địa điểm khác để nhận hướng dẫn công việc. Sang đó phải nộp thêm 100.000 đồng tiền bảo lãnh lưu chuyển hồ sơ, vì em chưa có hồ sơ (không ghi hóa đơn, không hoàn trả). Họ hẹn em 5 ngày sau, tức 17/8/2016 đến địa điểm khác trên quận Bình Thạnh để gặp người hướng dẫn và nhận đồng phục. Em nghĩ em bị lừa khi phải nộp thêm 100.000 đồng nhưng không đóng thì em sợ mất số tiền 360.000 đồng kia. Nếu hôm đó, em đến mà không có đồng phục, không được nhận việc thì phải làm sao? Có được phép báo cho công an hoặc chính quyền địa phương để được giúp đỡ không vì nhiều ngưỡi cũng bị như em? Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 có được áp dụng với trường hợp này không? Xin tư vấn giúp em.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ Điều 20 “Bộ luật lao động năm 2019” về các hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết
''1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.''
Trường hợp của bạn, người sử dụng lao động thu 360.000 đồng tiền quỹ trách nhiệm công việc và 100.000 đồng tiền lưu chuyển hồ sơ, hành vi này đã vi phạm quy định của “Bộ luật lao động năm 2019”.
Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
''1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.''
>>> Luật sư tư vấn pháp
Mặt khách quan của tội phạm như sau:
– Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý: Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
– Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao).
Như vậy, nếu người của công ty tuyển dụng có một trong những hành vi trên thì mới có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định trên. Nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5, Văn bản hợp nhất 4756/VBHN-BLĐTBXH như sau:
''2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.''