Sau tết, không ít người lao động có mong muốn thay đổi công việc. Tuy nhiên, người lao động cần phải lưu ý quy định của pháp luật để tránh vi phạm pháp luật. Vậy người lao động nghỉ việc sau tết có phải bồi thường hay không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động tự nghỉ việc sau tết có phải bồi thường không?
Tại các doanh nghiệp hiện nay, có một số lao động không trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết, tức là người lao động có hành vi tự tiện nghỉ việc sau kỳ nghỉ tết. Họ thường sẽ lấy lý do gia đình có việc đột suất mà không thông báo trước cho công ty. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động có hành vi tự tiện nghỉ việc sau tết được xem là hành vi đơn phương chấm dứt
– Không được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động;
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương, mức tiền lương trong trường hợp bồi thường này sẽ được tính theo hợp đồng lao động, kèm theo đó là một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không thông báo trước cho người sử dụng lao động;
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động các chi phí đào tạo căn cứ theo quy định tại Điều 62 của
Như vậy có thể nói, đối với người lao động khi có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật, tức là hành vi tự tiện nghỉ việc sau tết thì người lao động đó sẽ phải có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, kèm theo đó là một khoản tiền tương ứng với tiền lương được quy định trong hợp đồng lao động đối với những ngày không thông báo trước cho người sử dụng lao động. Tóm lại có thể nói, trong trường hợp người lao động có hành vi tự tiện không trở lại làm việc sau kỳ nghỉ tết sẽ thuộc trường hợp người lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật theo như phân tích nêu trên, tức là người lao động sẽ phải bồi thường cho công ty phù hợp với quy định của pháp luật về lao động.
2. Người lao động tự nghỉ việc sau tết có được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó có thể nói, hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật là trường hợp người lao động/người sử dụng lao động có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động không đúng với quy định tại Điều 35, Điều 36 và Điều 37 của Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Theo đó thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động trong khoảng thời hạn như sau:
– Người lao động phải báo trước ít nhất 45 ngày nếu như trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Người lao động phải thông báo trước ít nhất 30 ngày nếu như người lao động và người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Người lao động phải thông báo trước ít nhất 03 ngày làm việc nếu như người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động năm 2019 thì có quy định thêm, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tuy nhiên không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước trong một số trường hợp cơ bản sau đây:
– Không được người sử dụng lao động bố trí đúng công việc, bố trí đúng địa điểm làm việc, không được đảm bảo điều kiện theo như đã thỏa thuận ban đầu được quy định trong hợp đồng;
– Không được trả đầy đủ tiền lương hoặc trả lương không đúng hạn;
– Bị người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, có hành vi đánh đập, có lời nói hoặc hành vi nhục mạ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhân phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, bị cưỡng bức lao động trái quy định pháp luật;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc căn cứ theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật lao động năm 2019;
– Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực trái quy định của pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình thực hiện hợp đồng của người lao động.
Theo đó thì có thể nói, người lao động có hành vi tự ý nghỉ việc sau tết sẽ được xem là một trong những hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho công ty căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích nêu trên.
3. Người lao động tự nghỉ việc sau tết có được chốt sổ bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động và người sử dụng lao động. Cụ thể như sau:
– Trong thời hạn 14 ngày làm việc được tính kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm và có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của các bên, trừ những trường hợp sau đây thì có thể kéo dài, tuy nhiên thời gian kéo dài sẽ không được quá 30 ngày:
+ Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động có thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
+ Có hành vi chia tách, hợp nhất, sáp nhập, có hành vi mua bán, cho thuê, chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, có hành vi chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản trong doanh nghiệp hoặc hợp tác xã;
+ Xuất phát từ lý do thiên tai, hỏa hoạn hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
– Tiền lương, tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và tất cả các lợi ích khác của người lao động phù hợp với thỏa ước lao động tập thể, phù hợp với quy định của hợp đồng lao động sẽ được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp hoặc hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động hoặc bị giải thể hoặc bị phá sản;
– Người sử dụng lao động sẽ phải có trách nhiệm cơ bản như sau: Người sử dụng lao động sẽ phải hoàn thành đầy đủ thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, trả lại tất cả các loại giấy tờ kèm theo bản chính của các loại giấy tờ nếu như người sử dụng lao động đang giữ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ phải có nghĩa vụ cung cấp bản sao của các loại tài liệu có liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu như người lao động có yêu cầu, chi phí sao gửi tài liệu sẽ do người sử dụng lao động chi trả.
Như vậy có thể nói, theo như phân tích nêu trên, người sử dụng lao động vẫn sẽ phải có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Mặc dù người lao động có hành vì đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật, cụ thể là người lao động có hành vi tự tiện nghỉ việc sau tết, tuy nhiên người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.