Trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động? Quyền lợi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động? Các vấn đề pháp lý đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển và là nhu cầu tất yếu của xã hội. Khi hội nhập phát triển thì quá trình di cư của người lao động cũng từ đó mà trở lên dễ dàng và tăng cao hơn, không chỉ giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành, khu vực của một quốc gia mà đã vượt qua phần lãnh thổ của nước sở tại. Cùng với đó, các tổ chức, doanh nghiệp ở mỗi quốc gia cũng có nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài có trình độ, chuyên môn phù hợp với vị trí công việc và cơ cấu của tổ chức, doanh nghiệp hơn. Mặc dù, việc tuyển dụng lao động nước ngoài luôn được các nhà nước khuyến khích tuy nhiên do liên quan đến việc quản lý trật tự, an ninh, an toàn xã hội nên pháp luật vẫn tạo ra những hành lang pháp lý cơ bản trong quá trình tuyển dụng người lao động nước ngoài và điều kiện để người lao động nước ngoài được làm việc tại Việt Nam.
Trong mối quan hệ lao động nói chung sẽ có hai thành phần cơ bản là người lao động và người sử dụng lao động. Ở đây, xét về mối quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài thì có thể có hai trường hợp xảy ra: Một là, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động trong nước. Hai là, người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.Trong đó, người lao động nước ngoài muốn làm việc phải đáp ứng các điều kiện để được tuyển dụng vào làm việc, còn người sử dụng lao động cũng phải đảm bảo điều kiện tuyển dụng người lao động.
Thứ nhất, điều kiện tuyển dụng người lao động nước ngoài
Căn cứ theo Điều 170 “Bộ luật lao động năm 2019” , Nghị định 11/2016/NĐ-CP và Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài như sau:
– Đối với người sử dụng lao động trong nước: Chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài cho những vị trí làm việc như quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà hiện nay lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Như vậy, ngoài những vị trí công việc nêu trên, người sử dụng lao động trong nước không được phép tuyển dụng lao động nước ngoài mà phải tuyển dụng lao động trong nước. Quy định này là hoàn toàn phù hợp với chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, tránh tình trạng dư thừa lao động trong nước, cũng như góp phần giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, tệ nạn xã hội.
– Đối với người sử dụng lao động nước ngoài: Trước khi tiến hành tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam ít nhất là 30 ngày thì phải làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
Theo đó, đối với người sử dụng lao động nước ngoài, pháp luật không hạn chế vị trí công việc tuyển dụng như người sử dụng lao động trong nước. Tuy nhiên, quy định pháp luật có sự ràng buộc khi yêu cầu người sử dụng lao động phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động (trừ nhà thầu). Trong văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải xác định rõ nhu cầu sử dụng lao động đối với từng công việc mà hiện nay vị trí công việc đó người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được. Đồng thời, báo cáo giải trình này với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương. Nếu trong quá trình sử dụng lao đông mà người sử dụng lao động muốn thay đổi người lao động thì cũng phải báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý:
Trong một số trường hợp, người sử dụng lao động không phải làm văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động bao gồm:
+ Người lao động nước ngoài thực hiện chào bán dịch vụ tại Việt Nam có thời hạn dưới 03 tháng
+ Người nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian dưới 03 tháng với mục đích xử lý sự cố kỹ thuật, công nghệ làm ảnh hưởng hoặc có khả năng ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà các chuyên gia Việt Nam, chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam chưa xử lý được.
+ Đối tượng là học sinh, sinh viên học tập, làm việc tại Việt Nam phải báo trước cho cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh trong thời hạn 07 ngày.
+ Học sinh, sinh viên học tập tại nước ngoài nhưng thực tập tại các đơn vị tại Việt Nam
+ Người lao động nước ngoài tại Việt Nam có thời gian làm việc dưới 30 ngày ( cộng dồn một 01 năm không quá 90 ngày) tại vị trí công việc như chuyên gia, quản lý, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật.
* Thời gian báo cáo sử dụng lao động nước ngoài
– Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Báo cáo với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, việc chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của người sử dụng lao động, quản lý người lao động nước ngoài trong phạm vi tỉnh quản lý theo định kỳ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.
+ Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện báo cáo về người lao động nước ngoài trên địa bàn quản lý định kỳ hằng quý, 06 tháng và hằng năm.
Thứ hai, điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Tương tự như người lao động trong nước, người lao động nước ngoài muốn làm việc tại nước ngoài cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện chung theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019” bao gồm:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
+ Trình độ chuyên môn, tay nghề, sức khỏe phù hợp với vị trí công việc
+ Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không là người phạm tội.
+ Ngoài ra, do có sự di chuyển về lãnh thổ làm việc nên người lao động nước ngoài còn phải được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cấp.
Luật sư
Trong những điều kiện nêu trên thì giấy phép lao động có tính chất tiên quyết giống như một giấy thông hành, chứng minh người lao động nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp. Do đó, pháp luật cũng quy định khá chặt chẽ trong việc xin cấp giấy phép lao động.
Căn cứ theo Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện cấp giấy phép lao động, người lao động nước ngoài muốn xin cấp phép lao động tai Việt Nam trước hết phải đảm bảo đầy đủ những điều kiện như phân tích ở trên. Thêm vào đó, tùy thuộc vào doanh nghiệp mà người lao động nước ngoài làm việc sẽ có yêu cầu vị trí tuyển dụng riêng.
– Trường hợp 1: Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp trong nước nếu được tuyển dụng với vị trí công việc là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Kèm theo đó, với mỗi vị trí công việc người lao động nước ngoài phải đáp ứng được những điều kiện riêng như sau:
+ Với vị trí chuyên gia:
- Có giấy tờ chứng minh là chuyên gia do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cấp với đầy đủ nội dung thông tin cá nhân, thông tin đơn vị xác nhận.
- Giấy tờ chứng minh bằng cấp, chuyên môn: Bằng đại học trở lên hoặc tương đương đại học và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành đã được đào tạo.
+ Với vị trí lao động kỹ thuật:
- Được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài xác nhận người lao động đã được đào tạo chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác với thời gian ít nhất 01 năm phù hợp với vị trí được tuyển dụng.
- Có ít nhất 03 năm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo.
+ Với vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nghị định 11/2016/NĐ-CP không quy định rõ điều kiện hay văn bản xác nhận với vị trí quản lý, giám đốc điều hành. Tuy nhiên, cần hiểu rằng người lao động nước ngoài nếu muốn được tuyển dụng làm việc tại Việt Nam với vị trí quản lý, giám đốc điều hành thì trước khi sang Việt Nam, người lao động nước ngoài đã từng giữ chức vụ quản lý, giám đốc điều hành hoặc tương đương tại nước ngoài và được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài xác nhận về vị trí công việc đó.
– Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu lựa chọn làm việc cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam thì người lao động không bị giới hạn về vị trí làm việc. Nhưng lúc này, trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ nhiều hơn do phải làm báo cáo nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi có quyết định tuyển dụng.
Tóm lại, người lao động nước ngoài làm việc lại Việt Nam là một nhu cầu tất yếu trong quá trình toàn cầu hóa về quan hệ lao động. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào cũng có những yêu cầu, điều kiện riêng đối với người lao động nước ngoài nhằm phục vụ cho công tác quản lý lao động, chính trị, ngoại giao, Việt Nam cũng không ngoại trừ trường hợp đó. Do đó, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài và cá nhân người lao động nước ngoài thì cả người lao động và người sử dụng lao động cần chủ động tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan để điều kiện tuyển dụng, điều kiện lao động, tránh những rủi ro cho cả hai bên.
1. Trường hợp người lao động nước ngoài không phải xin cấp giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc diện cấp giấy phép lao động trong các trường hợp sau:
– Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn;
– Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam;
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ;
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được;
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư;
– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;
– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình,dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
– Tình nguyện viên;
– Người có trình độ từ thạc sĩ trở lên hoặc tương đương thực hiện tư vấn, giảng dạy, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở dạy nghề trình độ cao đẳng với thời gian không quá 30 ngày;
– Người lao động nước ngoài vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan nhà nước ở Trung ương, cơ quan cấp tỉnh và tổ chức chính trị – xã hội cấp Trung ương ký kết theo quy định của pháp luật.
2. Quyền lợi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Khoản 2 Điều 168 “Bộ luật lao động 2019” quy định: “Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ”. Như vậy, về cơ bản, quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tương tự như người lao động Việt Nam làm việc trong nước quy định tại Điều 5 “Bộ luật lao động 2019”.
Tuy nhiên, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một số sự khác nhau biệt với người lao động Việt Nam làm việc trong nước về quyền và nghĩa vụ như sau:
1, Hợp đồng lao động
Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có thể ký kết với người sử dụng lao động theo 3 loại hợp đồng lao động quy định tại Điều 22 “Bộ luật lao động 2019”.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam chỉ có thể ký kết
Điều 11. Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp là không quá 02 năm và theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;
2. Thời hạn của phía nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện nay chưa được tham gia bảo hiểm xã hội mà theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, từ ngày 1/1/2018 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bắt đầu được tham gia bảo hiểm xã hội
3. Tổ chức công đoàn
Người lao động Việt Nam làm việc trong nước có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, họ được tự do tham gia hoặc không tham gia tổ chức công đoàn. Nhưng người lao động nước ngoài tại Việt Nam hiện nay không được phép tham gia tổ chức công đoàn bởi tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội nằm là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật công đoàn 2012 quy định về quyền gia nhập công đoàn:
Điều 5. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
3. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Nghị định 11/2016/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động:
1. Người lao động nước ngoài quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 172 của “Bộ luật lao động năm 2019”, bao gồm:
“- Là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần.
– Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
– Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.
– Là luật sư nước ngoài đã được cấp giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật luật sư.
– Theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”
2. Các trường hợp người lao động nước ngoài khác không thuộc diện cấp giấy phép lao động, bao gồm:
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải;
– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài;
– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Được cơ quan, tổ chức của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận vào giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở giáo dục, đào tạo tại Việt Nam;
– Tình nguyện viên có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;
– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm;
– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật;
– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam;
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam làm việc sau khi được Bộ Ngoại giao cấp phép, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội;
– Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Các vấn đề pháp lý đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công Ty Luật Dương Gia! Doanh nghiệp mình có chủ sỡ hữu là người Việt Nam. Đại diện pháp luật là người Hàn Quốc với chức danh giám đốc. Doanh nghiệp có thực hiện ký kết hợp đồng lao động với giám đốc Hàn Quốc thời hạn 1 năm với mức lương 15 triệu/tháng. Giám đốc đã được cấp phép lao động tại Việt Nam, bên mình có một số thắc mắc như sau mong Luật Dương Gia giải đáp giúp.
1. Để giám đốc người Hàn trên làm việc hợp pháp tại doanh nghiệp bên công ty mình có cần bổ sung thêm thủ tục nào nữa cho cơ quan nhà nước nào nữa ( sở lao động, phòng lao động, liên đoàn lao động, UBND Quận…) và các thủ tục đó là gì?
2. Thủ tục đóng bảo hiểm cho giám đốc người nước ngoài như thế nào và có bắt buộc phải đóng bảo hiểm hay không? Quy định tại văn bản nào?
3. Thuế TNCN của giám đốc người nước ngoài trên được tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ Điều 169 “Bộ luật lao động 2019” quy định điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:
– Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
+ Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của “Bộ luật lao động 2019”.
– Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
Như vậy, nếu người lao động nước ngoài đảm bảo được các điều kiện trên thì bạn không cần thực hiện thêm thủ tục gì nữa. Tuy nhiên, việc người nước ngoài ở lại Việt Nam làm việc thì bạn phải thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam để việc ở tại Việt Nam được hợp pháp. Hồ sơ cấp thẻ tạm trú quy định tại Điều 37 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 gồm:
– Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp quy định tại Điều 36 của Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Phòng quản lý xuất nhập cảnh thuộc công an tỉnh nơi người nước ngoài này được cấp giấy phép lao động.
Thời gian giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.”
Mặt khác, Khoản 1 Điều 124 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định hiệu lực thi hành như sau:
“1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, trừ quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này thì có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.”
Như vậy, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là công dân nước ngoài vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tạ Việt Nam, việc tham gia này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
3.
* Trường hợp 1: Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là cá nhân không cư trú:
– Cách xác định cá nhân không cư trú quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
+ Người lao động là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
+ Người lao động là người nước ngoài không có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam ,không có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc không có thuê nhà ở tại Việt Nam
– Cách tính thuế thu nhập cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
+ Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
+ Người lao động là người nước ngoài chỉ đóng thuế thu nhập đối với phần tiền lương phát sinh tại Việt Nam, còn tiền lương phát sinh ở nước ngoài thì không phải đóng thuế thu nhập theo
Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài:1900.6568
+ Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được tính theo công thức:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công x Thuế suất 20%
* Trường hợp 2: Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được xác định là cá nhân cư trú.
– Đối với thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú thì không phải quyết toán.
– Cách xác định cá nhân cư trú theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
+ Đối với trường hợp người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam nhưng có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
+ Có nơi ở đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú: có nơi ở đăng ký và được ghi trong Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp;
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau:
++ Cá nhân chưa hoặc không có nơi ở được đăng ký thường trú, hoặc không được cấp Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú, nhưng có tổng số ngày thuê nhà theo hợp đồng thuê từ 90 ngày trở lên trong năm tính thuế cũng thuộc đối tượng là cá nhân cư trú, kể cả trường hợp thuê ở nhiều nơi.
++ Nhà thuê để ở bao gồm cả trường hợp ở khách sạn, ở nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, ở nơi làm việc, ở trụ sở cơ quan… không phân biệt cá nhân tự thuê hay người sử dụng lao động thuê cho người lao động.
– Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
+ Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi chi trả thu nhập.
+ Cá nhân cư trú phải đóng thuế thu nhập đối với tiền lương phát sinh tại Việt Nam, kể cả tiền lương phát sinh ở nước ngoài.
+ Về thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú được tính theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần như sau:
– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.
ậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
– Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài khi kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh thì phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.