Hiện nay nhiều người băn khoăn người lao động nước ngoài khi tham việc tại Việt nam có được hưởng lương hưu hay không? Thực tế hiện nay quy định về điều kiện và mức hưởng lương hưu của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội?
1.1. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 2, Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có đủ các điều kiện sau:
– Người lao động có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
– Làm việc theo
– Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thuộc một trong 02 trường hợp: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp; Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Khi có đủ các dấu hiệu trên, cả người lao động nước ngoài và doanh nghiệp sử dụng những người lao động này tại Việt Nam hàng tháng đều phải trích đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
1.2. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4, Điều 2,
Theo đó, căn cứ quy định trên thì người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tư nguyện.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được hưởng lương hưu không?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng lương hưu khi đáp ứng điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 1, Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội và Điều 6 của
Một là, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Hai là, đủ độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật lao động.
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019 hiện hành, tuổi nghỉ hưu của lao động nước ngoài cũng được xác đinh tính như với lao động là người Việt Nam. Cụ thể:
– Trong trường hợp người lao động làm việc trong điều kiện bình thường: Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và đối với lao động nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
+ Nghỉ hưu năm 2023: Điều kiện lao động nam phải từ đủ 60 tuổi 09 tháng; lao động nữ phải từ đủ 56 tuổi;
+ Độ tuổi theo quy định khi nghỉ hưu những năm sau đó: Mỗi năm tuổi nghỉ hưu của nam tăng 03 tháng/năm, tuổi nghỉ hưu của nữ tăng 04 tháng/năm.
– Trường hợp có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc môi trường làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành hoặc người lao động có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021: Được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 năm so với trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường.
– Trường hợp người lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò thì Được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 10 năm so với trường hợp làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Trường hợp người lao động mà bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì không xét đến tuổi nghỉ hưu.
Theo Điều 17 của Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì chế độ hưởng lương hưu của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Điều kiện hưởng lương hưu khi người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà muốn hưởng lương hưu thì là đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trước đây, người lao động nước ngoài có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam chưa được hưởng lương hưu chỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp).
3. Mức hưởng lương hưu của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Mức hưởng lương hưu đối với người lao động nước ngoài được quy định tại Điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP như sau: Mức lương hưu hàng tháng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 và khoản 2 Điều 7 của
Theo đó, công thức để tính mức hưởng lương hưu theo quy định cho người lao động ở nước ngoài được xác định theo công thức sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Trong đó:
– Tỷ lệ hưởng lương hưu của lao động nước ngoài được xác định theo thời gian mà người đó tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam đóng bảo hiểm xã hội 20 năm được tính hưởng tỷ lệ 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% nhưng tối đa không quá 75%.
+ Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được tính hưởng tỷ lệ 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2% nhưng tối đa không quá 75%.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = Tổng tiền lương tháng đã đóng BHXH : Tổng số tháng đã đóng BHXH
Trước khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH thì tiền lương đã đóng BHXH sẽ được nhân với hệ số trượt giá.
Ví dụ, ông Alex có quốc tịch Canada, làm việc tại Việt Nam với 25 năm đóng BHXH bắt buộc. Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông này là 20 triệu đồng/tháng.
Khi nghỉ hưu, ông A sẽ nhận được mức lương hưu hằng tháng như sau:
– Về tỷ lệ hưởng:
20 năm đóng BHXH = 45%
5 năm đóng BHXH còn lại = 5 x 2% = 10%
=> Ông A được hưởng tỷ lệ hưu = 45% + 10% = 55%.
– Mức hưởng lương hưu = 55% x 20 triệu đồng = 11 triệu đồng.
4. Trường hợp tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu:
4.1 Các trường hợp tạm dừng hưởng lương hưu:
Các trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam tạm dừng hưởng lương hưu được quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, Khoản 1 Điều 64
– Xuất cảnh trái phép;
– Bị Tòa án tuyên bố là mất tích;
– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật và phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2 Trường hợp tiếp tục hưởng lương hưu:
Lương hưu mà người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tiếp tục thực hiện khi người xuất cảnh trở lại và cư trú tại Việt Nam. Trường hợp có quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích thì ngoài việc tiếp tục được hưởng lương hưu còn được truy lĩnh tiền lương hưu kể từ thời điểm dừng hưởng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;