Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ phải xử lý như thế nào? Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì sẽ phải xử lý như thế nào? Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội.
1. Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau
Quyết định số 959/2015/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.
Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
5.1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất.
Như vậy, trong trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội không trùng nhau thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại sổ bảo hiểm, hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng bảo hiểm xã hội của các sổ bảo hiểm xã hội vào sổ mới. Số sổ bảo hiểm xã hội cấp lại là số của sổ bảo hiểm xã hội có thời gian tham gia bảo hiểm sớm nhất.
2. Người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng nhau
Quyết định 1947/2011/QĐ-BHXH về việc thực hiện nghiệp vụ công tác thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định về việc xử lý đối với trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội ghi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trùng nhau như sau:
– Trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng từ ngày 01/01/2012: thực hiện thoái trả cho nơi có
– Trường hợp người lao động có thời gian đóng trùng trước ngày 01/01/2012: thực hiện thu tại đơn vị nơi người lao động làm việc chính (đơn vị người lao động hiện đang làm việc), thoái trả cho đơn vị còn lại (đơn vị cũ) thông qua cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý đơn vị cũ. Trường hợp cá biệt nếu đơn vị cũ đã giải thể, phá sản hoặc ở tỉnh khác, hoặc thời gian thoái trả ngắn (từ 3 tháng trở xuống), có thể giải quyết thoái trả tại đơn vị người lao động hiện đang làm việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Thẩm quyền giải quyết hoàn trả: Giám đốc bảo hiểm xã hội huyện hoặc Trưởng phòng Thu giải quyết đối với trường hợp đơn vị đề nghị đúng theo quy định. Trường hợp không đúng quy định trên báo cáo Giám đốc bảo hiểm xã hội Thành phố xem xét, quyết định.
Trường hợp cá biệt cả đơn vị cũ và đơn vị mới không đề nghị, hướng dẫn người lao động có đề nghị bằng văn bản, bảo hiểm xã hội nơi đang quản lý người lao động thực hiện điều chỉnh giảm thời gian đóng trùng sau khi có ý kiến của Giám đốc bảo hiểm xã hội Thành phố.
– Tỷ lệ thoái trả: tính theo tỷ lệ đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội dài hạn và bảo hiểm thất nghiệp nếu chưa xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu từng thời điểm theo quy định. Trường hợp đã xác nhận thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp chỉ được thoái thu quỹ hưu trí, tử tuất.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Mẫu sổ theo dõi tình hình cấp sổ bảo hiểm xã hội
– Biểu mẫu danh sách cấp sổ bảo hiểm xã hội
– Có được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi đã chốt sổ bảo hiểm?
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí