Khái niệm bảo hiểm xã hội, các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần? Người lao động bị đột quỵ có được rút BHXH một lần không?
Hiện nay khi dân trí tăng cao, các chế độ an sinh xã hội được chú trọng và nâng cao hơn, chắc hẳn nhiều người không còn xa lạ với khái niệm bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội sẽ là quỹ để chi trả các khoản bảo hiểm cho người tham gia. Tuy nhiên cũng có nhiều người tham gia bảo hiểm xã hội muốn rút bảo hiểm xã hội một lần mà không để hưởng hưu trí. Vậy đối với trường hợp người lao động bị đột quỵ thì có được rút BHXH một lần không?
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn
– Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần:
– Khái niệm bảo hiểm xã hội: Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được hiểu là “sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, để đảm bảo an sinh xã hội, tránh trường hợp người lao động bị mất thu nhập, cuộc sống mất cân bằng khi ốm đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động thì bảo hiểm xã hội ra đời nhằm mục đích giải quyết các vấn đề này. Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, các chế độ ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp hỗ trợ người lao động một phần thu nhập bị mất đi khi gặp phải các sự cố này. Khi chấm dứt
Như tên gọi là rút bảo hiểm xã hội một lần, điều này nghĩa là những cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội dừng lại việc đóng bảo hiểm xã hội và quyết định rằng sẽ rút toàn bộ các khoản bảo hiểm xã hội đã đóng về thay vì tiếp tục đóng để hưởng hưu trí sau này.
Tuy nhiên, để hạn chế việc người lao động thường xuyên rút ra, đóng vào liên tục gây ảnh hưởng đến quá trình đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội đã quy định những trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 60
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần;
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ra nước ngoài để định cư thì cần chứng minh giấy tờ định cư để được rút bảo hiểm xã hội một lần;
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế là những bệnh khó chữa trị và suy giảm sức khỏe cao cũng sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần;
+ Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu thì sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy, đối với những trường hợp chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Đối với những trường hợp đã đóng đủ bảo hiểm xã hội nhưng sẽ đi định cư trước ngoài hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo thì vẫn sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần.
2. Người lao động bị đột quỵ có được rút BHXH một lần không?
Qua các phân tích ở mục 1 cũng như theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần bao gồm các bệnh sau đây:
“1. Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Các bệnh, tật ngoài các bệnh quy định tại khoản 1 Điều này có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.”
Như vậy, đối với câu hỏi đột quỵ có được rút bảo hiểm xã hội một lần hay không, Luật Dương Gia xin đưa ra câu trả lời như sau: đột quỵ không nằm trong các bệnh Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; tuy nhiên nếu người lao động bị đột quỵ dẫn đến suy giảm sức khỏe từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày thì sẽ được rút bảo hiểm xã hội một lần ngay mà không cần phải chờ 1 năm sau kể từ ngày nghỉ việc như các trường hợp khác.
Theo đó thì cần phải chứng minh việc đột quỵ dẫn đến suy giảm 81% sức khỏe, cụ thể người lao động cần phải tiến hành giám định sức khỏe để xác định mức độ suy giảm. Tại Điều 7 Thông tư 56/2017/TT-BYT về hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì hồ sơ khám giám định tổng hợp bao gồm:
+
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất nếu đã được giám định.
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
– Sau khi đã có bản giám định sức khỏe, người tham gia bảo hiểm xã hội tiến hành nộp hồ sơ rút bảo hiểm xã hội một lần.
Căn cứ tại Điều 6 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì hồ sơ bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa thể hiện tình trạng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự phục vụ được.
Lưu ý: Khi đi nộp hồ sơ cần mang theo sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú và chứng minh nhân dân/căn cước công dân để xuất trình.
Căn cứ theo quy định Điều 7 Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 về Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì hạn giải quyết bảo hiểm xã hội một lần, trợ cấp một lần đối với người đang hưởng chế độ hàng tháng ra nước ngoài để định cư có thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Như vậy, Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định rõ ràng các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần. Trừ những trường hợp định cư ở nước ngoài hoặc mắc các bệnh hiểm nghèo thì người tham gia bảo hiểm xã hội nên cân nhắc về việc rút bảo hiểm xã hội một lần, bởi việc rút bảo hiểm xã hội một lần mặc dù giải quyết được nhu cầu trước mắt của người lao động nhưng sẽ làm mất cân bằng cuộc sống sau này khi không còn khoản hưu trí khi hết độ tuổi lao động. Vào năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch covid 19 mà đã xuất hiện hiện tượng người tham gia bảo hiểm xã hội ồ ạt rút bảo hiểm xã hội một lần để giải quyết khó khăn do covid 19 gây ra. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến an sinh xã hội về sau.