Người làm vũ khí cho quân đội thì có được hưởng chế độ gì? Làm thủ tục như thế nào thì mới được hưởng chế độ khi làm vũ khí cho quân đội.
Người làm vũ khí cho quân đội thì có được hưởng chế độ gì? Làm thủ tục như thế nào thì mới được hưởng chế độ khi làm vũ khí cho quân đội.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông ngoại em là người làm vũ khí cho quân đội, không được hưởng gì giờ em muốn hỏi phải làm sao mới có quyền lợi cho ông ngoại em. Nhờ tư vấn giùm em những thủ tục và cần những thứ gì để làm đơn có liên quan.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vì bạn không trình bày cụ thể ông ngoại bạn làm công việc “vũ khí cho quân đội” là công việc như thế nào? Vũ khí gì? Từ khi nào? Tính chất công việc ra sao? Ông ngoại bạn đã nghỉ hưu hay chưa? Bạn có thể đối chiếu công việc của ông ngoại bạn thuộc loại công việc theo Danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội ban hành kèm theo Quyết định 03/2006/QĐ-LĐTBXH.
Căn cứ Quyết định 03/2006/QĐ-LĐTBXH quy định như sau:
“Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong quân đội.
Điều 2. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng làm các nghề, công việc nêu tại Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.”
Như vậy, trường hợp ông bạn làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì sẽ được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội. Hoặc ông ngoại bạn có thể được bồi dưỡng bằng hiện vật làm việc có yếu tố nguy hiểm và độc hại từ đơn vị làm việc theo hướng dẫn tại Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
"Điều 2. Điều kiện được hưởng chế độ bồi dường bằng hiện vật và mức bồi dưỡng.
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động).
2. Mức bồi dưỡng:
a) Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
– Mức 1: 10.000 đồng;
– Mức 2: 15.000 đồng;
– Mức 3: 20.000 đồng;
– Mức 4: 25.000 đồng.
b) Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Để đảm bảo quyền lợi của ông ngoại, ông ngoại bạn nên làm đơn gửi trực tiếp lên đơn vị nơi ông ngoại công tác để hỏi về các khoản này.