Quy định về người được giám hộ? Quy định về người giám hộ? Quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự?
Chế định giám hộ có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng và toàn bộ các quốc gia trên thế giới nói chung. Giám hộ là một chế định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi, chưa đầy đủ năng lực hành vi. Chính bởi vì vậy, việc pháp luật ban hành các quy định về giám hộ cũng là nhằm để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người giám hộ và người được giám hộ. Tuy nhiên, nhiều chủ thể vẫn chưa hiểu rõ các quy định về giám hộ.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định về người được giám hộ:
Theo quy định tại Điều 47
– Thứ nhất: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ là người được giám hộ.
– Thứ hai: Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị toà án tuyên bổ hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ là người được giám hộ.
– Thứ ba: Người mất năng lực hành vi dân sự là người được giám hộ.
– Thứ tư: Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người được giám hộ.
Pháp luật Việt Nam quy định một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người thì chỉ có thể được một người giám hộ, trừ các trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà thì cha mẹ hoặc ông bà đều là người giám hộ theo quy định pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, những người giám hộ có thể phân chia thành ba nhóm cụ thể như sau:
– Nhóm thứ nhất: Những người bắt buộc phải có người giám hộ bao gồm các đối tượng sau: người mất năng lực hành vi dân sự; người dưới 15 tuổi không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ.
– Nhóm thứ hai: Các chủ thể là người được giám hộ theo yêu cầu của cha, mẹ khi cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên.
– Nhóm thứ ba: Các chủ thể là những người từ 15 đến dưới 18 tuổi không bắt buộc phải có người giám hộ nếu họ phát triển bình thường về thể chất.
Như vậy, ta nhận thấy, việc phân chia như trên đã nêu rõ đối với các chủ thể là người chưa thành niên chỉ là người được giám hộ khi không còn hoặc không thể xác định được cha mẹ như trường hợp đối với những đứa trẻ bị bỏ rơi khi mới đẻ hoặc còn cha mẹ nhưng lại không có sự quan tâm, chăm sóc giáo dục của cha mẹ.
2. Quy định về người giám hộ:
Các quy định về giám hộ đối với các chủ thể là người chưa thành niên chỉ được áp dụng khi các đối tượng đó không còn cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó.
Đối với các trường hợp mà các chủ thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho chính mình thì khi họ ở tình trạng mà pháp luật quy định cần được giám hộ thì các cá nhân, pháp nhân sẽ được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
Cần lưu ý rằng việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 48
Theo quy định của pháp luật, hiện nay có hai hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên và giám hộ được cử, cụ thể:
– Giám hộ đương nhiên là một hình thức giám hộ được pháp luật quy định cụ thể mà ở đó các chủ thể là người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân. Quan hệ giám hộ này sẽ được xác định bằng các quy định cụ thể về người giám hộ, người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đổi với người được giám hộ và tài sản của họ.
– Giám hộ được cử là một hình thức cử người giám hộ theo trình tự do pháp luật quy định cụ thể. Đối với hình thức này các cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được cử. Một người có thể giám hộ cho nhiều người nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 47 Bộ Luật dân sự năm 2015.
Người giám hộ có thể là cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định cụ thể hoặc được cử làm người giám hộ.
Pháp nhân cần có đú các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
– Pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ, ví dụ như các tổ chức từ thiện, quỹ xã hội… đáp ứng đủ các điều kiện cụ thể mà pháp luật quy định.
– Pháp nhân cần có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ như điều kiện về tài chính, vật chất và nhân lực để chăm sóc, giáo dục các chủ thể yếu thế cần được giám hộ.
Cá nhân là người giám hộ phải có các điều kiện được quy định ở Điều 49 Bộ luật dân sự năm 2015. Các điều kiện đó là:
– Các chủ thể phải là người có năng lực hành vi đầy đủ.
– Các chủ thể phải có tư cách đạo đức tốt.
– Các chủ thể hiện không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
– Một điều kiện rất quan trọng nữa đó là các chủ thể này cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
Tuy pháp luật hiện hành không đưa ra quy định cụ thể về điều kiện cần thiết nhưng ta có thể hiểu đó là điều kiện kinh tế và ,điều kiện thực tế khác (cụ thể như là: sinh sống cùng nơi cư trú hoặc cho người được giám hộ cùng cư trú, sinh sống với mình hoặc có thể thường xuyên giám sát, quản lí được người được giám hộ).
3. Quy định về người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
Đối với trường hợp các chủ thể là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho chính mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý.
Nếu trong trường hợp khi các chủ thể không tự lựa chọn được người giám hộ trong trường hợp pháp luật quy định thì sẽ xác định người giám hộ đương nhiên cụ thể như sau:
– Đối với trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
– Đối với trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
– Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.
Hiện nay, việc pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định cụ thể về vấn đề giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự là cần thiết, bởi vì việc quy định như vậy đã trở thành một trong những yếu tố pháp lý then chốt nhằm để các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ những người có điều kiện khó khăn khi bị mất năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, để xác định các chủ thể như thế nào được coi là mất năng lực hành vi dân sự thì chúng ta phải tìm hiểu các quy định tại Điều 22 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Điều luật này quy định nội dung sau đây: Khi một chủ thể là người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan,
Như vậy, ta nhận thấy, một người bị bệnh tâm thần hay mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mới chỉ là điều kiện cần để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xác định người đó đã mất năng lực hành vi dân sự, mà pháp luật chỉ thừa nhận việc giám hộ cho những đối tượng này khi đã có kết luận của
Thông qua những quy định cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy pháp luật Việt Nam đã quy định khá rõ ràng, nhưng so với thực tiễn và đặc biệt là đối với hoàn cảnh kinh tế và điều kiện xã hội của những gia đình có người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đến không nhận thức được hành vi của mình thì những quy định về thủ tục được nêu cụ thể bên trên còn gây cho họ và người giám hộ của các đối tượng này rất nhiều khó khăn, nhiều chủ thể không có khả năng về chi phí cũng như về thời gian để có thể tự mình thực hiện các bước theo quy định của pháp luật nên phần nào chế định giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự không có giá trị nhiều trong thực tiễn áp dụng các quy định này.