Kết hôn là một trong những quyền cơ bản nhất của công dân được Nhà nước bảo hộ. Vậy người đang chấp hành hình phạt tù có được kết hôn không?
Mục lục bài viết
1. Người đang chấp hành hình phạt tù có được kết hôn không?
Kết hôn là sự kiện pháp lý, làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai chủ thể với nhau. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, các cá nhân có thể tiến hành đăng ký kết hôn với nhau.
Vậy nên, ta có thể khẳng định, kết hôn là quyền cơ bản của công dân. Vậy người đang chấp hành hình phạt tù có được kết hôn hay không? Thực tế, liên quan đến câu hỏi này, rất nhiều người cho rằng, khi đang trong giai đoạn chấp hành hình phạt tù, người dân sẽ không được quyền kết hôn. Bởi ngồi tù là bị tước đi quyền công dân. Quan điểm này có thực sự đúng?
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Bộ luật hình sự 2015, công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau: Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước; Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người chấp hành hành hình phạt tù không bị tước bỏ quyền nhân thân (trong đó có quyền tự kết hôn).
– Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, để được đăng ký kết hôn, các cá nhân phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ theo các điều kiện cụ thể sau:
+ Về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Ý chí kết hôn là hoàn toàn tự nguyện. Tức việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân phải là các cá nhân không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, người đang chấp hành hình phạt tù phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên (tức cũng tuân thủ theo quy định của pháp luật về kết hôn). Khi đảm bảo không vi phạm các quy định mà Nhà nước đưa ra, người đang chấp hành hình phạt tù sẽ được phép kết hôn.
Tóm lại, pháp luật Việt Nam không cấm người đang chấp hành hình phạt tù được đăng ký kết hôn. Khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà Nhà nước đưa ra (theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình), các đối tượng này vẫn được phép kết hôn.
2. Thủ tục đăng ký kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù:
Theo nội dung đã phân tích ở phần mục trên, Nhà nước Việt Nam không hề cấm người đang chấp hành hình phạt tù được phép kết hôn. Do đó, thủ tục đăng ký kết hôn khi đang chấp hành hình phạt tù cũng được thực hiện đúng theo quy trình của pháp luật. Cụ thể như sau:
– Bước 1: Nộp tờ khai đăng ký kết hôn.
Chủ thể muốn đăng ký kết hôn thực hiện nộp tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định cho cơ quan đăng ký hộ tịch và cùng có mặt khi đăng ký kết hôn. Thẩm quyền nhận tờ khai đăng ký kết hôn và giải quyết yêu cầu đăng ký kết hôn của người dân thuộc về Ủy ban nhân dân xã phường nơi một trong hai người đang đăng ký hộ khẩu thường trú.
– Bước 2: Đăng ký kết hôn.
+ Công chức tư pháp – hộ tịch xác nhận và kiểm tra tờ khai đăng ký kết hôn mà công dân gửi lên. Nếu tờ khai đầy đủ thông tin, đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
+ Hai bên nam, nữ cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn;
+ Công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trên đây là thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý rằng, hoạt động đăng ký kết hôn này phải có mặt của cả hai bên nam nữ (hai chủ thể đăng ký kết hôn). Hay nói cách khác, việc đăng ký kết hôn là giao dịch không thể ủy quyền mà bắt buộc cả 2 bên phải có mặt để đăng ký kết hôn.
Xét vào trường hợp người đang thi hành án phạt tù muốn kết hôn, thì theo quy định của luật, họ cũng phải có mặt trực tiếp để tiến hành đăng ký. Điều này là vô cùng khó khăn, bởi họ đang chịu sự quản lý ràng buộc của Nhà nước. Vậy nên, mặc dù luật không tước quyền kết hôn của những người đang chấp hành hình phạt tù nhưng quy định bắt buộc về thủ tục đăng ký kết hôn đã vô hình chung làm hạn chế quyền đăng ký kết hôn của cá nhân đang thi hành án phạt tù.
3. Việc cho phép người đang chấp hành phạt tù kết hôn có dẫn đến hệ lụy gì không?
Kết hôn là quyền cơ bản của công dân. Nhà nước luôn tôn trọng và tạo điều kiện để công dân được thực hiện loại quyền này của mình. Người đang chấp hành hình phạt tù vẫn được quyền kết hôn theo quy định của pháp luật. Nhà nước không tước đi quyền tự do hôn nhân của họ. Song, khi xét về nhân thân và lý lịch của người đang chấp hành án tù, nhiều người quan ngại rằng, việc cho phép người đang chấp hành hình phạt tù kết hôn có dẫn đến hệ lụy gì hay không?
Người đang chấp hành hình phạt tù là những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật hình sự, xâm phạm đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ. Họ là những chủ thể phạm tội. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn chỉ làm xác lập, phát sinh quan hệ hôn nhân giữa họ với một chủ thể khác, mà không làm thay đổi trách nhiệm thi hành án mà họ đã và đang tuân thủ thực hiện.
Mặt khác, hôn nhân là sự tự nguyện giữa hai chủ thể với nhau, không có yếu tố đe dọa hay ép buộc. Xét về khía cạnh này, ta có thể thấy, việc kết hôn với một người đang thi hành án là mong muốn, ý chí tự nguyện của công dân. Do đó, hệ lụy về rủi ro, hay những yếu tố tinh thần mà ta lo sợ cho đối phương là điều không cần thiết.
Chúng ta phải thừa nhận rằng, việc để người đang thi hành án phạt tù kết hôn sẽ làm phát sinh quan hệ hôn nhân, và dẫn đến sự chi phối, ảnh hưởng của các chủ thể liên quan đến quan hệ này (ít nhất là về mặt tinh thần). Nhưng hệ lụy xã hội hay những vấn đề sâu xa hơn mà ta lo lắng sẽ có xác nhận diễn ra tương đối thấp. Chính vì vậy, Nhà nước mới cho phép người đang chấp hành hình phạt tù được quyền kết hôn.
4. Các nguyên tắc về chế độ hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật:
Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
– Nguyên tắc 1: Hôn nhân phải được hình thành và xây dựng dựa trên tinh thần tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Theo đó, các chủ thể tham gia vào quan hệ hôn nhân một cách tự nguyên, không có sự ép buộc, đe dọa nào cả.
– Nguyên tắc 2: Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do kết hôn của các cá nhân, không có sự phân biệt đối xử giữa các cá nhân thuộc tôn giáo, tín ngưỡng với nhau.
– Nguyên tắc 3: Khi đăng ký kết hôn (xác lập quan hệ vợ chồng với nhau), các cá nhân phải có nghĩa vụ xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
– Nguyên tắc 4: Trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật được Nhà nước, xã hội và gia đình bảo vệ, hỗ trợ thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình. Đồng thời, Nhà nước và xã hội sẽ đưa ra các biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
– Nguyên tắc 5: Khi tham gia quan hệ hôn nhân, các cá nhân phải tuân thủ nguyên tắc kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015;
Bộ luật dân sự 2015;
Luật hôn nhân và gia đình 2014.