Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong BLDS 2015. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong BLDS 2015. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Bộ luật dân sự 2005 quy định hai trường hợp loại trừ năng lực hành vi dân sự của người thành niên là mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự. Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015 đã bổ sung thêm trường hợp là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như sau:
"1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
2. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.”
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có biểu hiện có lúc nhận thức được sự việc, làm chủ được hành vi nhưng có lúc lại không thể nhận thức được xung quanh cũng như không điều khiển được hành vi của mình.
Về mặt pháp luật, một người được coi là khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi:
+ Không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
+ Có yêu cầu của bản thân người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan
+ Có cơ sở là kết luận giám định của pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và có yêu cầu của chính người đó, người có quyền lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ví dụ: Một người bị tai nạn ảnh hưởng đến não và Tòa án đã tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, sau một thời gian điều trị, người đó đã hồi phục hoàn toàn, có kết luận của cơ quan giám định pháp y. Theo yêu cầu của người đó hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phân biệt với người hạn chế năng lực hành vi dân sự bởi các yếu tố:
+ Chủ thể: người có hạn chế năng lực hành vi dân sự là người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Còn người hạn chế năng lực hành vi dân sự là Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
+ Người yêu cầu: đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là bản thân người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Đối với người hạn chế NLHVDS là người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.