Thông thường, người nước ngoài sẽ không có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vậy trong trường hợp Người có 2 quốc tịch có được mua đất, đứng tên sổ đỏ không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là người mang hai quốc tịch?
Người mang hai quốc tịch là người thuộc trường hợp ngoại lệ và được hiểu là một người cùng một lúc là công dân của cả hai quốc gia. Hay đơn giản và dễ hiểu hơn thì người mang hai quốc tịch sẽ chịu sự điều chỉnh, quản lý của cả hai quốc gia mà người đó mang quốc tịch và được hưởng đầy đủ các quyền lợi và thực hiện nghĩa vụ được đặt ra ở cả hai quốc gia.
Tuy nhiên, việc một người mang hai quốc tịch cũng mang lại nhiều sự phức tạp trong việc các quốc gia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với công dân của nước mình. Bên cạnh đó người hai quốc tịch cũng không thể đủ khả năng thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ công dân đối với hai quốc gia mà họ mang quốc tịch.Ngoài ra, tình trạng một người mang hai quốc tịch còn gây ra những khó khăn cho thực hiện chủ quyền quốc gia đối với dân cư, gây phức tạp cho quan hệ hợp tác giữa các quốc gia về dân cư.
2. Công dân Việt Nam có được mang hai quốc tịch không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH
Như vậy, Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam, trừ một số trường hợp ngoại lệ được quy định như sau:
– Trường hợp người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng đồng thời vẫn xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trong trường hợp này thì công dân phải đáp ứng được các điều kiện và Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho nhập quốc tịch mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014 và Điều 9 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP;
– Trường hợp người Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam và đồng thời vẫn xin giữ quốc tịch nước ngoài. Trường hợp này cũng phải bảo đảm các điều kiện và theo quy định tại khoản 5 Điều 23 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt năm 2014 và Điều 14 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP;
– Trường hợp trẻ em là công dân Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Văn bản hợp nhất Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014.
Như vậy, khi thuộc một trong ba trường hợp nêu trên thì người có hai quốc tịch, bao gồm quốc tịch Việt Nam và một quốc tịch nước ngoài thì vẫn được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp nhận.
3. Người có 2 quốc tịch có được mua đất, đứng tên sổ đỏ không?
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và những văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan thì người nước ngoài được xác định là đối tượng không được quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013 thì trong trường hợp nếu tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài thì người nước ngoài sẽ không được cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà được hưởng trị giá của tài sản là bất động sản đó thông qua việc thực hiện quyền được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế. Trong trường hợp này:
– Đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà người nước ngoài được thừa kế thì người nước ngoài vẫn được đứng tên ở bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
– Đối với việc tặng cho quyền sử dụng đất thì người nước ngoài phải tặng cho Nhà nước, cộng đồng dân cư để xây dựng công trình công cộng phục vụ cho lợi ích chung. Theo đó, người nước ngoài sẽ đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng tặng cho;
– Trong trường hợp người nước ngoài chưa chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất thì người nước ngoài nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào sổ địa chính.
Tuy không được đứng tên trên sổ đỏ nhưng người nước ngoài vẫn được sở hữu, sử dụng nhà ở tại Việt Nam đối với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định tại Điều 159
Như vậy, người nước ngoài (chỉ mang một quốc tịch nước ngoài) chỉ được mua và đứng tên trên sổ đỏ đối với căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở khi đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
Vậy trường hợp người có 2 quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và quốc tịch nước ngoài thì có được mua đất, đứng tên trên sổ đỏ không? Trong trường hợp này, Luật Dương Gia xin đưa ra câu trả lời là người có 02 quốc tịch, trong đó có 1 quốc tịch Việt Nam thì vẫn được mua bán, sở hữu và đứng tên trên sổ đỏ như mọi công dân Việt Nam mà không bị hạn chế quyền lợi như người nước ngoài. bởi lẽ, người có 2 quốc tịch, trong đó có một quốc tịch Việt Nam thì vẫn công nhận người đó là công dân Việt Nam và được hưởng đầy đủ các quyền lợi mà Nhà nước Việt Nam đặt ra cho công dân Việt Nam. Do đó mà người mang 2 quốc tịch trong trường hợp này vẫn được hưởng quyền mua đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như người chỉ mang một quốc tịch Việt Nam.
4. Trình tự, thủ tục để người có 2 quốc tịch mua đất và đứng tên trên sổ đỏ:
Khi xác định được người mang hai quốc tịch, bao gồm cả quốc tịch Việt Nam thì sẽ thực hiện mua bán bán, làm thủ tục đứng tên trên sổ đỏ như công dân Việt Nam. Theo đó, khi mua bán đất sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
4.1. Đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất :
Khi đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc thì bên mua và bên bán có thể thực hiện ở phòng công chứng nơi có đất hoặc các bên mua bán yêu cầu người thứ 3 đứng ra làm chứng. Thông thường, khi đặt cọc và lập hợp đồng đặt cọc thì sẽ do 1 người thứ 3 đứng ra làm chứng, người này không có quan hệ với cả hai bên mua và bán (hiện nay, các bên thương mua bán thông qua mối giới nên người thứ ba thường là bên môi giới mua bán nhà đất).
4.2. Lập hợp đồng mua bán nhà đất :
Sau thủ tục đặt cọc có chữ ký của các bên thì sẽ tiến hành lập
Khi đến văn phòng công chứng để lập hợp đồng mua bán nhà đất, các bên mua bán cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết sau:
– Giấy tờ tuỳ thân của bên mua và bên bán như: Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân còn giá trị sử dụng;
– Giấy tờ chứng nhận tình trạng hôn nhân của các bên: Giấy đăng ký kết hôn hoặc Giấy chứng nhận tình trạng độc thân;
– Hợp đồng đặt cọc đã được lập trước đó;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Trong trường hợp có yêu cầu về xác nhận cư trú thì không sử dụng sổ hộ khẩu giấy nữa mà các bên sẽ xin xác nhận cư trú thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.
Theo đó, khi các bên cung cấp những giấy tờ trên thì công chứng viên sẽ kiểm tra tính xác thực của những giấy tờ, tài liệu mà các bên cung cấp và lập hợp đồng mua bán nhà đất cho các bên. Sau đó, bên mua và bên bán sẽ đọc lại để xác nhận về nội dung hợp đồng cũng như yêu cầu chỉnh sửa (nếu có). Khi các bên đồng ý các nội dung, cam kết thoả thuận trong hợp đồng thì thực hiện việc ký tên, ký nháy, lăn tay để xác nhận về việc mua bán nhà đất.
4.3. Sang tên sổ đỏ cho chủ sở hữu mới và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định:
Sau khi hoàn tất việc công chứng hợp đồng mua bán nhà đất thì người mua sẽ lập hồ sơ để đăng ký biến động đất đai và sang tên cho người mua. Theo đó, hồ sơ đăng ký biến động đất đai bao gồm:
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
– Hợp mua bán nhà đất có công chứng;
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp;
– Giấy tờ làm căn cứ miễn thuế và lệ phí (nếu có).
Sau khi chuẩn bị hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ, tài liệu trên thì người sử dụng đất sẽ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký biến động đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường của Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nếu người sử dụng đất có nhu cầu.
Theo đó, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ tiến hành tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người sử dụng đất đã nộp hồ sơ. Nếu người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký biến động đất đai cấp huyện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Theo đó, Văn phòng đăng ký biến động đất đai sẽ tiến hành chuyển hồ sơ, thông tin của người mua sang cơ quan thuế để xác định nghĩa cụ tài chính của người sử dụng đất.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Giấy chứng nhận về Uỷ ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết hồ sơ.
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-VPQH
–
– Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/2/2020 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.