Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
    • Tư vấn pháp luật đất đai
    • Tư vấn pháp luật hôn nhân
    • Tư vấn pháp luật hình sự
    • Tư vấn pháp luật lao động
    • Tư vấn pháp luật dân sự
    • Tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội
    • Tư vấn pháp luật doanh nghiệp
    • Tư vấn pháp luật thừa kế
    • Tư vấn pháp luật đấu thầu
    • Tư vấn pháp luật giao thông
    • Tư vấn pháp luật hành chính
    • Tư vấn pháp luật xây dựng
    • Tư vấn pháp luật thương mại
    • Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Tư vấn pháp luật đầu tư
    • Tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Tư vấn pháp luật tài chính
    • Tư vấn pháp luật thuế
  • Hỏi đáp pháp luật
    • Hỏi đáp pháp luật dân sự
    • Hỏi đáp pháp luật hôn nhân
    • Hỏi đáp pháp luật giao thông
    • Hỏi đáp pháp luật lao động
    • Hỏi đáp pháp luật nghĩa vụ quân sự
    • Hỏi đáp pháp luật thuế
    • Hỏi đáp pháp luật doanh nghiệp
    • Hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệ
    • Hỏi đáp pháp luật đất đai
    • Hỏi đáp pháp luật hình sự
    • Hỏi đáp pháp luật hành chính
    • Hỏi đáp pháp luật thừa kế
    • Hỏi đáp pháp luật thương mại
    • Hỏi đáp pháp luật đầu tư
    • Hỏi đáp pháp luật xây dựng
    • Hỏi đáp pháp luật đấu thầu
  • Yêu cầu báo giá
  • Đặt lịch hẹn
  • Đặt câu hỏi
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Biểu mẫu
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ Luật sư
    • Dịch vụ nổi bật
    • Chuyên gia tâm lý
  • Blog Luật
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan

Biểu mẫu

Mẫu hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn

Trang chủ » Biểu mẫu » Mẫu hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn
  • 15/10/202015/10/2020
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/10/2020
    Biểu mẫu
    0

    Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất? Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở? Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở? Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà?

    Mục lục

    • 1 1. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
    • 2 2. Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở
    • 3 3. Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở
    • 4 4. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

    Công ty luật Dương Gia xin gửi đến bạn Mẫu hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!

    Do nhà đất là tài sản có giá trị nên trước khi ký hợp đồng mua bán nhà đất, 99,9% các bên thường ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất hay giấy đặt cọc mua bán nhà đất để đảm bảo giao kết hợp đồng mua bán sau này. Dưới đây Luật Dương Gia cung cấp mẫu Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất và hướng dẫn cách ghi các điều khoản trong hợp đồng. Hợp đồng này cũng được sử dụng khi các bên ký kết Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà hoặc Hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

    1. Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

    (Số: …./HĐĐC)

    Hôm nay, ngày … tháng …. năm ….., Tại ……, Chúng tôi gồm có:

    BÊN ĐẶT CỌC (BÊN A):

    Ông (Bà): …Năm sinh:…

    CMND số: … Ngày cấp … Nơi cấp …

    Xem thêm: Nội dung của hợp đồng đặt cọc? Hình thức của hợp đồng đặt cọc?

    Hộ khẩu:…

    Địa chỉ: …

    Điện thoại:… 

    BÊN NHẬN ĐẶT CỌC (BÊN B):

    Ông (Bà): …Năm sinh:…

    CMND số: … Ngày cấp … Nơi cấp …

    Hộ khẩu:…

    Địa chỉ: …

    Xem thêm: Đặt cọc là gì? Đặt cọc và phạt cọc theo quy định mới nhất của Bộ luật dân sự

    Điện thoại:… 

    Hai bên đồng ý thực hiện việc đặt cọc theo các thoả thuận sau đây:

    ĐIỀU 1: TÀI SẢN ĐẶT CỌC (1)

    …

    ĐIỀU 2: THỜI HẠN ĐẶT CỌC

    Thời hạn đặt cọc là: ….., kể từ ngày …. tháng … năm …

    ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH ĐẶT CỌC

    Ghi rõ mục đích đặt cọc, nội dung thỏa thuận (cam kết) của các bên về việc bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng………………(2)……

    Xem thêm: Trình tự thủ tục, hồ sơ mua bán nhà đất? Các khoản thuế, lệ phí phải nộp khi chuyển nhượng nhà đất?

    ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN A (3)

    4.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Giao tài sản đặt cọc cho Bên B theo đúng thỏa thuận;

    b) Giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự đã thỏa thuận tại Điều 3 nêu trên. Nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được) thì Bên A bị mất tài sản đặt cọc;

    c) Các thỏa thuận khác …

    4.2. Bên A có các quyền sau đây:

    a) Nhận lại tài sản đặt cọc từ Bên B hoặc được trả khi thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho Bên B trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

    b) Nhận lại và sở hữu tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

    Xem thêm: Làm gì khi bị bắt đóng tiền đặt cọc khi ký kết hợp đồng lao động

    c) Các thỏa thuận khác …

    ĐIỀU 5: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN B (4)

    5.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Trả lại tài sản đặt cọc cho Bên A hoặc trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp 2 Bên giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc đạt được);

    b) Trả lại tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc cho Bên A (trừ trường hợp có thỏa thuận khác) trong trường hợp Bên B từ chối việc giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được);

    c) Các thỏa thuận khác …

    5.2. Bên B có các quyền sau đây:

    a) Sở hữu tài sản đặt cọc nếu Bên A từ chối giao kết hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự (mục đích đặt cọc không đạt được).

    Xem thêm: Có được trả lại tiền đặt cọc mua nhà khi không thực hiện hợp đồng?

    b) Các thỏa thuận khác …

    ĐIỀU 6: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

    Trong quá trình thực hiện Hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

    ĐIỀU 7: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

    Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

    7.1. Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

    7.2. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này;

    7.3. Các cam đoan khác…

    Xem thêm: Giấy biên nhận đặt cọc thuê nhà, mua đất, mua ô tô mới nhất

    ĐIỀU 8: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

    8.1. Hai bên hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình được thỏa thuận trong hợp đồng này.

    8.2. Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

    8.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …… tháng ……. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm …….

    Hợp đồng được lập thành …. (…..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

     BÊN A                                                        BÊN B

        (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                 (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

     

    Xem thêm: Phải công chứng hợp đồng mua bán nhà đất? Có được giao dịch viết tay?

    – Hướng dẫn cách ghi hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

    (1) Mô tả chi tiết về tài sản đặt cọc (khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác). Riêng đối với các tài sản là bất động sản thì cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về đặt cọc.

    (2) Ghi tên cụ thể hợp đồng đảm bảo giao kết và thực hiện

    Ví dụ: … để đảm bảo giao kết và thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở đối với thửa đất và căn nhà tại địa chỉ abc theo Giấy chứng nhận số 123

    (3) Tham khảo Điều 31, Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

    (4) Tham khảo Điều 33, Điều 34 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

    2. Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở

    Trình tự thực hiện:

    – Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

    Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất

    – Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.

    – Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

    – Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

    – Trường hợp hợp đồng được soạn thảo sẵn, công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng; nếu trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    – Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng thì ký vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng

    Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng

    Thành phần hồ sơ:

    – Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản;

    – Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);

    – Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của Nghị định số 60/CP ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ; bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được cấp theo quy định của pháp luật về nhà ở; bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    – Hợp đồng (trường hợp tự soạn thảo);

    – Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì  phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

    Số lượng hồ sơ: 01 bộ

    Thời hạn giải quyết:

    – Trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân; nếu nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    – Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng, văn bản về bất động sản trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.

    Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

    Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Tổ chức hành nghề công chứng

    Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng

    Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản công chứng

    Lệ phí:

    Mức phí công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác (tính trên giá trị tài sản) được tính như sau:

    STT

    Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

            Mức thu (đồng/trường hợp)

    1

    Dưới 50 triệu đồng

    50 nghìn

    2

    Từ 50 triệu  đồng đến 100 triệu đồng

    100 nghìn

    3

    Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

    0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

    4

    Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

    01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

    5

    Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

    2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

    6

    Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

    3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

    7

    Trên 10 tỷ đồng

    5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)

    3. Quy định chung về hợp đồng mua bán nhà ở

    Nhà ở là tư liệu sinh hoạt và là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Xã hội càng văn minh, hiện đại thì chỗ ở mà chính xác hơn là nhà ở càng có vai trò quan trọng. Nhà ở không phải chỉ là một vật thể kiến trúc đơn thuần bảo đảm nhu cầu ở của con người, mà nó còn là một vật thể biểu thị các giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc, một quốc gia và cả nhân loạị. Để đáp ứng nhu cầu có nhà để ở, mỗi cá nhân, mỗi gia đình có nhiều phương thức tạo lập khác nhau như: tự xây dựng nhà ở, thuê nhà ở, nhận thừa kế, tặng cho, đổi nhà, hoặc tham gia các giao dịch mua bán nhà. Trong đó, tham gia các giao dịch mua bán nhà ở ngày càng có xu thế phát triển mạnh trong xã hội hiện đại. Mặt khác, với cách phân loại tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, thì nhà ở là một loại bất động sản quan trọng, buộc phải đăng ký quyền sở hữu nên các giao dịch mua bán nhà ở được pháp luật quy định khá chặt chẽ. Chế định về hợp đồng mua bán nhà ở được quy định dưới dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Cụ thể:

    “Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở”

    Tại “Bộ luật dân sự 2015” thì: Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, do đó, nó có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản nói chung. Ngoài ra, nó cũng có những đặc điểm thể hiện tính đặc thù riêng (đối tượng của loại hợp đồng mua bán nhà ở khác hơn so với các loại hợp đồng khác, ngoài ra, nó còn chịu sự ảnh hưởng của các chính sách về nhà ở của Nhà nước ta.  Hợp đồng mua bán nhà ở là loại hợp đồng mua bán tài sản nên nó cũng có những đặc điểm pháp lý chung của loại hợp đồng này là:

    Thứ nhất, hợp đồng mua bán nhà ở là một hợp đồng song vụ. Theo đó, bên bán nhà ở và bên mua nhà ở đều có các quyền và nghĩa vụ nhất định, không bên nào chỉ có quyền hoặc chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ. Nghĩa vụ của bên này là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Khi bên có nghĩa vụ đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận, thì bên có quyền sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, thực hiện đủ những cam kết đã thỏa thuận. Tính song vụ còn được thể hiện ở chỗ quyền lợi của bên bán và bên mua chỉ có thể được đảm bảo khi bên mua và bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của mình. Nói cách khác, trong hợp đồng mua bán nhà ở, quyền và nghĩa vụ của bên bán tương ứng với nghĩa vụ và quyền của bên mua. Vì thế hợp đồng mua bán nhà ở luôn phải được lập thành nhiều bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền và việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, đặc tính song vụ này cũng chỉ biểu hiện rõ nét sau khi hợp đồng được chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thời điểm có hiệu lực của hợp đồng).

    Thứ hai, hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng có đền bù. Tức là, trong hợp đồng, khi bên bán nhà hoặc bên mua nhà đã thực hiện cho bên kia một lợi ích, thì sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng. Điều này hoàn toàn khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở trong quan hệ thừa kế, tặng cho nhà ở. Trong hai loại quan hệ này, người chuyển giao quyền sở hữu nhà sẽ không được nhận bất kỳ một lợi ích vật chất tương ứng với giá trị ngôi nhà để lại thừa kế hoặc đem tặng, cho. Còn người tiếp nhận quyền sở hữu nhà ở (người được thừa kế, được tặng cho) không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào đối với người chuyển quyền sở hữu ngôi nhà.

    Thứ ba, hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ phía người bán cho người mua. Trong quan hệ giao dịch mua bán này, người bán nhà có trách nhiệm chuyển giao nhà hoặc phần nhà ở và quyền sở hữu ngôi nhà hợp pháp đó cho người mua, đồng thời người bán nhà cũng phải chuyển giao quyền sử dụng đất ở có căn nhà đó cho người mua, trừ trường hợp bán nhà trên phần đất thuê. Ngoài những đặc điểm pháp lý trên hợp đồng mua bán nhà ở còn có nhiều các đặc điểm riêng biệt như: về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, hình thức của hợp đồng.

    4. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán nhà

    Tóm tắt câu hỏi:

    Thưa luật sư. Tôi có nhận cọc bán nhà cho 1 người nhưng khi ra công chứng thì mới biết nhà bị ngăn chặn không chuyển nhượng được, nay tôi đã xóa được ngăn chặn đó nhưng người mua không mua nữa, tôi đồng ý trả lại tiền cọc nhưng người mua không đồng ý đòi bồi thường gấp đôi tiền cọc . Tôi có phải bồi hoàn gấp đôi không vì đây là điều bất khả kháng không phải lỗi của tôi. 

    Luật sư tư vấn:

    Căn cứ Điều 328 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định đặt cọc như sau:

    “Điều 328. Đặt cọc

    1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

    Theo quy định trên, đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy, trước tiên bạn căn cứ vào hợp đồng đặt cọc của bạn để xem có quy định cụ thể trường hợp này hay không, nếu có quy định thì sẽ giải quyết theo hợp đồng đặt cọc của bạn. 

    Nếu không có điều khoản quy định cụ thể trường hợp này, sẽ giải quyết theo quy định tại Mục 1 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP như sau:

    “1. Tranh chấp hợp đồng dân sự có đặt cọc

    Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Dân sự (sau đây viết tắt là BLDS) thì thoả thuận về đặt cọc là một giao dịch dân sự; do đó, việc đặt cọc chỉ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 131 BLDS và phải được lập thành văn bản (có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính).

    Trong trường hợp có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không có thoả thuận khác về việc xử lý đặt cọc, thì việc xử lý được thực hiện như sau:

    a. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc theo quy định tại khoản 2 Điều 363 BLDS.

    b. Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng mới có sự vi phạm làm cho hợp đồng không được thực hiện hoặc mới phát hiện hợp đồng bị vô hiệu thì không phạt cọc. Việc giải quyết tranh chấp về vi phạm hợp đồng hoặc xử lý hợp đồng vô hiệu được thực hiện theo thủ tục chung.

    tranh-chap-hop-dong-dat-coc-mua-ban-nha

    Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    c. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định điều kiện nếu đặt cọc bị vô hiệu là hợp đồng cũng bị vô hiệu, thì hợp đồng đương nhiên bị vô hiệu khi đặt cọc đó bị vô hiệu. Việc xử lý đặt cọc bị vô hiệu và hợp đồng bị vô hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 146 BLDS.

    Ví dụ: A và B giao kết hợp đồng mua bán nhà. Khi giao kết hai bên thoả thuận B (bên mua) phải giao cho A (bên bán) một chiếc xe ô tô thể thao để đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở với điều kiện khi hợp đồng mua bán nhà ở được giao kết và thực hiện thì chiếc xe ô tô thể thao đó phải được trừ vào tiền mua bán nhà và nếu A không nhận được chiếc xe ô tô đó do việc đặt cọc bị vô hiệu thì hợp đồng cũng bị vô hiệu.

    Khi bắt đầu thực hiện hợp đồng thì phát hiện chiếc xe ô tô đó là của ông C (bố B) và ông C không đồng ý cho B lấy chiếc xe ô tô đó trừ vào tiền mua nhà, có nghĩa là việc đặt cọc bị vô hiệu và do đó trong trường hợp này hợp đồng mua bán nhà cũng bị vô hiệu.

    d. Trong các trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và c mục 1 này, nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì không phạt cọc.”

    Như vậy, theo quy định pháp luật, tại thời điểm bạn và người mua nhà đi công chứng hợp đồng thì phát hiện ngôi nhà bạn định bán bị ngăn chặn không thể chuyển nhượng được. Phải xác minh rõ lý do vì sao không thể chuyển nhượng được? Bạn là người bán bạn có biết lý do này hay không? Nếu bạn biết lý do này nhưng bạn vẫn ký hợp đồng đặt cọc với người mua để bán được mảnh đất thì đây là hành vi vi phạm hợp đồng đặt cọc, bạn phải trả lại tiền đặt cọc và bồi thường một khoản tiền tương ứng với số tiền người mua đã đặt cọc.

    Nếu đây là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan (bạn phải chứng minh được) thì bạn chỉ phải trả lại số tiền đặt cọc cho người mua và không bị phạt cọc.

    Bài viết được thực hiện bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 629 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

    - Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng không?
    - Mua bán nhà đất quá 30 ngày không sang tên sẽ không còn hiệu lực?
    - Thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay
    - Các trường hợp chuyển nhượng, mua bán nhà đất có điều kiện
    - Mua bán nhà đất nhưng không sang tên thì có hiệu lực pháp luật không?
    - Việt kiều có được đứng tên sổ đỏ, đứng tên mua bán nhà đất tại Việt Nam?
    Xem thêm
    5.0
    01

    Tags:

    Đặt cọc

    Hợp đồng đặt cọc

    Hợp đồng đặt cọc mua đất

    Hợp đồng đặt cọc mua nhà

    Mẫu hợp đồng đặt cọc

    Mua bán nhà đất

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Các tin cùng chuyên mục
    Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và cách khai chi tiết
    Mẫu tờ khai đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất năm 2021
    Mẫu đơn ly thân và hướng dẫn thủ tục xin ly thân mới nhất 2021
    Mẫu hợp đồng cho thuê nhà mới được cập nhật đầu năm 2021
    Mẫu đơn ly hôn thuận tình, mẫu đơn khởi kiện ly hôn đơn phương
    Mẫu sổ quản lý nội quy lao động
    Mẫu giấy ủy quyền cho người thân dẫn trẻ em đi máy bay
    Biểu mẫu và hướng dẫn lập biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào
    Các tin mới nhất
    Chủ tịch nước là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước như thế nào?
    Công an nhân dân là gì? Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?
    Thu nhập bình quân đầu người GDP là gì? Công thức và cách tính GDP bình quân đầu người?
    Mã số bảo hiểm xã hội là gì? Cách tra cứu thông tin mã số BHXH nhanh nhất?
    Đơn vị trực thuộc là gì? Phân biệt các đơn vị phụ thuộc theo Luật Doanh nghiệp?
    Đất chuyên dùng là gì? Quy định về đất chuyên dùng theo Luật đất đai?
    Sổ mục kê là gì? Quy định về lập, sử dụng và quản lý Sổ mục kê mới nhất?
    Giải phóng mặt bằng là gì? Quy trình giải phóng mặt bằng đúng luật?
    Tìm kiếm tin tức
    Dịch vụ nổi bật
    dich-vu-thanh-lap-cong-ty-nhanh-thanh-lap-doanh-nghiep-uy-tin Dịch vụ đăng ký kinh doanh, thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp uy tín
    dich-vu-dang-ky-su-dung-ma-ma-vach-gs1-cho-san-pham-hang-hoa Dịch vụ đăng ký sử dụng mã số mã vạch GS1 cho sản phẩm hàng hoá
    Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký logo công ty, thương hiệu độc quyền
    dich-vu-dang-ky-bao-ho-ban-quyen-tac-gia-tac-pham-nhanh-va-uy-tin Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả, tác phẩm nhanh và uy tín

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  454/18 đường Nguyễn Tri Phương, phường Hoà Thuận Tây, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    Tin liên quan
    Tin liên quan
    Phải công chứng hợp đồng mua bán nhà đất? Có được giao dịch viết tay?
    15/10/2020
    Thủ tục, hồ sơ công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán nhà đất
    15/10/2020
    Chồng đi tù hoặc mất tích, vợ có được tự ý mua bán nhà đất không?
    13/09/2020
    Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất bắt buộc phải công chứng không?
    13/09/2020
    Các rủi ro pháp lý thường gặp khi mua bán nhà đất
    13/09/2020
    Cách ghi thông tin trên hợp đồng mua bán nhà đất chuẩn nhất
    13/09/2020
    Cách xử lý khi mua bán nhà đất trước 01/7/2014 mà chưa sang tên
    13/09/2020
    Hợp đồng mua bán nhà đất viết tay có được công chứng không?
    13/09/2020
    Mua bán nhà đất quá 30 ngày không sang tên sẽ không còn hiệu lực?
    10/09/2020
    Thủ tục sang tên sổ đỏ khi mua bán nhà đất bằng giấy tờ viết tay
    02/09/2020