Người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam khi có quyết định trục xuất vẫn có những quyền và nghĩa vụ theo luật định, nếu người này thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai nước.
Mục lục bài viết
1. Quyền của người bị trục xuất:
Tại Điều 6, 7, 8 Thông tư liên tịch số: 07/2011/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 16 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành án phạt trục xuất đã quy định rất rõ những quyền mà người bị trục xuất được hưởng một số quyền lợi như sau:
– Người bị trục xuất có thể được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam song phải thuộc một trong các trường hợp sau: Người đó đang ốm nặng, đang phải cấp cứu hoặc vì lý do sức khỏe khác mà không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên chứng nhận; Phải chấp hành các hình phạt khác hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam; Có lý do chính đáng khác cản trở việc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được thủ trưởng cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xác nhận. Nếu thuộc một trong các trường hợp trên, người bị trục xuất chỉ được kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam khi có quyết định của
– Trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Không có nơi thường trú, tạm trú; Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền; Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh; Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất; Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Ngoài ra, khi người bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam thì khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam họ được mang theo tài sản hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật (Điều 5). Đây là quy định thể hiện sự tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” [14, Điều 5] đã được Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 1 Nghị định này, khoản 2 Điều 5
Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Nếu trục xuất người nước ngoài phạm tội thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự được giải quyết bằng con đường ngoại giao giữa hai nước.
2. Nghĩa vụ của người bị trục xuất:
Song song với việc quy định quyền của người bị trục xuất, pháp luật đồng thời quy định những nghĩa vụ mà người này phải thực hiện tại Điều 3 Thông tư liên tịch số: 07/2011/TTLT-BCA-BQP-BNG ngày 16 tháng 11 năm 2011 hướng dẫn thi hành án phạt trục xuất:
Thứ nhất, phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn được ghi trong quyết định thi hành án của Tòa án. Đến thời hạn người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tiến hành kiểm tra căn cước của người chấp hành án phạt trục xuất và áp giải người đó đến địa điểm xuất cảnh và buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người chấp hành án phạt trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau người có quyết định trục xuất được phép kéo dài thời hạn rời khỏi lãnh thổ Việt Nam như sau:
– Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên xác nhận;
– Phải chấp hành bản án khác hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Có lý do chính đáng khác chưa thể rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xác nhận.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở, Viện kiểm sát cùng cấp.
Thứ hai, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; không được tự ý rời khỏi nơi quản lý, giám sát do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh chỉ định bằng văn bản.
Thứ ba, nộp các giấy tờ cần thiết để thi hành án theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Thứ tư, phải nhanh chóng hoàn thành xong các nghĩa vụ khác (nếu có) và hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đúng thời hạn.
Thứ năm, phải tự chịu chi phí về phương tiện xuất cảnh. Tuy nhiên, để tránh trường hợp người bị trục xuất lấy lý do chưa đủ khả năng tài chính nhằm dây dưa, kéo dài, gây khó khăn trong thi hành án đồng thời thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước ta, người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất theo Điều 124 Luật thi hành án hình sự năm 2019.
Tất cả các quy định trên của Bộ luật hình sự năm 2015 về hình phạt trục xuất, mặc dù còn nhiều hạn chế, vướng mắc nhưng nó đã tạo điều kiện cho việc thi hành hình phạt trục xuất trên thực tế, không chỉ nhằm trừng trị, ngăn ngừa người phạm tội tiếp tục phạm tội mới mà còn giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống và phòng ngừa tội phạm.