Gần đây rất nhiều người lao động quan tâm đến việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết Nghiệp đoàn là gì? Phân biệt công đoàn và nghiệp đoàn cơ sở.
Mục lục bài viết
1. Nghiệp đoàn là gì?
Nghiệp đoàn (hay còn gọi là công đoàn) là tổ chức do người lao động và bộ lao động Nhật Bản lập nên. Nhiệm vụ của nghiệp đoàn là hỗ trợ bảo vệ người lao động, đảm bảo các quyền lợi theo quy định của pháp luật Nhật Bản. Nghiệp đoàn là tổ chức giám sát và quản lý thực tập sinh. Nghiệp đoàn là các đoàn thể, tổ chức, được hình thành liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp, thương mại, và các hoạt động lao động của những người thường là cùng chung một nghề nghiệp.
Đối với thực tập sinh tại Việt Nam khi tham gia xuất khẩu lao động ở Nhật Bản và trúng tuyển thì thực tập sinh sẽ được Nghiệp đoàn đến thăm hỏi, hướng dẫn một số thông tin, đào tạo,.. ít nhất mỗi tháng một lần. Trong suốt quá trình lao động 1 – 3 năm hay 5 năm thì nghiệp đoàn đều có trách nhiệm phải quản lý thật tốt người lao động. Trước hết là đảm bảo cuộc sống, công việc của người lao động theo đúng hợp đồng, quản lý tránh trường hợp lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng.
Ngoài ra, Nghiệp đoàn còn có trách nhiệm giải quyết mâu thuẫn khi doanh nghiệp và người lao động xảy ra tranh chấp về mọi vấn đề: Lương, chế độ đãi ngộ, công việc phát sinh…Khi đó, Nghiệp đoàn là đơn vị giải quyết các vấn đề trên một cách thỏa đáng để bảo vệ người lao động, đem đến sự công bằng cho cả hai phía. Đặc biệt, Nghiệp đoàn còn là đơn vị xử lý hồ sơ, giải quyết vấn đề về thuế, bảo hiểm khi người lao động về nước.
2. Vai trò của nghiệp đoàn đối với thực tập sinh:
– Liên hệ tuyển dụng lao động
Thường là ở những Doanh nghiệp ở Nhật Bản nếu cần tuyển dụng lao động thì sẽ gửi đơn đến nghiệp đoàn sở tại và toàn bộ quá trình tuyển dụng sẽ thông qua nghiệp đoàn này. Nghiệp đoàn và doanh nghiệp sẽ trao đổi các tiêu chí tuyển người lao động để thống nhất rồi chuyển hồ sơ tuyển dụng đến những doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở Việt Nam. Thông thường các thực tập sinh kĩ năng sẽ cần phải thông qua nghiệp đoàn trước khi vào doanh nghiệp.
Trường hợp cán bộ doanh nghiệp được cử đi Nhật công tác sẽ không được coi là kỹ sư hay thực tập sinh vì không phải thông qua nghiệp đoàn.
– Bảo vệ quyền lợi người lao động
Vai trò của nghiệp đoàn là đảm bảo quyền lợi của người lao động. Hàng tháng nghiệp đoàn tới thăm hỏi lao động và cũng tiếp nhận các khiếu nại của lao động với doanh nghiệp. Nếu người lao động có phản hồi không tốt thì nghiệp đoàn sẽ giúp lao động đòi được quyền lợi từ doanh nghiệp. Trong tất cả các trường hợp, nghiệp đoàn luôn là đơn vị đứng giữa giải quyết các vấn đề giữa người lao động và doanh nghiệp
Quản lý người lao động
– Người lao động đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo nghiệp đoàn nào thì sẽ do nghiệp đoàn ấy quản lý. Hàng tháng nghiệp đoàn sẽ cử cán bộ đến nơi người lao động sinh sống để thăm hỏi môi trường lao động và đời sống sinh hoạt của lao động.
Phái cử người sang Việt Nam trực tiếp tổ chức thi tuyển lao động
– Đa số các đơn hàng tuyển kỹ sư và thực tập sinh thì nghiệp đoàn Nhật Bản sẽ cử cán bộ xuống Việt Nam để phỏng vấn người lao động. Việc cán bộ nghiệp đoàn tới phỏng vấn với cán bộ doanh nghiệp thể hiện mối quan tâm của nghiệp đoàn với người lao động nước ngoài.
3. Vai trò của nghiệp đoàn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản:
– Khảo sát các doanh nghiệp
Có rất nhiều nghiệp đoàn ở Nhật Bản và thường mỗi khu vực tại nhật bản sẽ có nghiệp đoàn và có quan hệ mật thiết với doanh nghiệp địa phương. Họ sẽ có các chính sách đối với lao động khi đi phỏng vấn doanh nghiệp theo những khoảng thời gian cố định (Không phân biệt lao động bản sứ hay là lao động ngoại quốc). Tất cả lao động đều có quyền như nhau.
– Liên hệ tuyển dụng nhưng không quyết định kết quả thi tuyển
Nghiệp đoàn có vai trò rất lớn với thực tập sinh và tu nghiệp sinh Nhật Bản. Khi các xí nghiệp Nhật tuyển dụng lao động nước ngoài thì họ sẽ gửi yêu cầu đến nghiệp đoàn ở địa phương rồi qua nghiệp đoàn để phỏng vấn.
Điều này thể hiện mối quan tâm của nghiệp đoàn với người lao động nước ngoài. Tuy nhiên cán bộ nghiệp đoàn cũng không quyết định kết quả trúng tuyển của thí sinh vì kết quả trúng tuyển phần lớn là do bộ phận chuyên trách của doanh nghiệp gọi là chủ xí nghiệp của nước bạn tại Nhật Bản.
4. Phân biệt nghiệp đoàn cơ sở và công đoàn:
4.1. Nghiệp đoàn cơ sở là gì?
Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp theo ngành, nghề, theo khu vực hoặc theo đơn vị sử dụng lao động hợp pháp được thành lập khi có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên hợp pháp có đơn tình nguyện tham gia Công đoàn Việt Nam.
Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:
– Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.
– Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.
– Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
– Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.
– Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng…
(Khoản 2 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ, Mục 11.2 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ)
4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở:
Nhiệm vụ và quyền hạn của công đoàn cơ sở bao gồm:
– Đại diện cho đoàn viên liên hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tổng hợp tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên nhằm có biện pháp bảo vệ, chăm sóc hoặc phản ánh, kiến nghị, đề xuất người có thẩm quyền giải quyết.
– Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; giám sát việc thực hiện những chủ trương, chính sách và pháp luật có liên quan đến quyền và điều kiện làm việc của người lao động.
– Tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các phong trào văn hoá, xã hội, giúp nhau phát triển ngành nghề và đời sống, tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội.
– Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
– Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.
(Điều 16 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ)
4.3. Công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức có vai trò to lớn đối với hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là với người lao động.
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
Công đoàn được hình thành trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động nhằm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đại diện quyền lợi người lao động; thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức đoàn thể và doanh nghiệp đối với các nội dung có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, khuyến khích, vận động người lao động phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ và kỹ năng nghề góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4.4. Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động:
Công đoàn giữ vai trò quan trọng với người lao động và là một tổ chức không thể thiếu giúp cân bằng giữa các quan hệ của người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của hai bên và dung hoà mối quan hệ lao động nhằm thúc đẩy phát triển và duy trì ổn định quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
– Thực hiện vai trò bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên công đoàn và người lao động:
– Giúp đỡ người lao động thông qua việc ký kết
– Tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể của người lao động và người sử dụng lao động theo những điều khoản trong
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn cũng tham gia kiểm tra và giám sát việc thực hiện bảng lương và quy chế chi trả lương, phụ cấp và kỷ
Khi quyền lợi của người lao động và tập thể lao động bị xâm hại thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền can thiệp, xử lý. Trường hợp cần thiết kiện ra toà án thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện bảo vệ tập thể người lao động và người lao động khi được người lao động uỷ nhiệm.
Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được tổ chức và nhân danh đại diện người lao động khởi kiện theo quy định của pháp luật. Giúp hoà hợp, ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động. Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.