Xác định nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay vốn với ngân hàng. Quy định của pháp luật về bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong giao dịch vay vốn với ngân hàng.
Xác định nghĩa vụ trả nợ trong giao dịch vay vốn với ngân hàng. Quy định của pháp luật về bảo lãnh và thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong giao dịch vay vốn với ngân hàng.
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào anh/chị, em có vấn đề liên quan đến kiện cáo rất mong được anh/chị tư vấn giúp cho em ạ. Em có bạn vay vốn ngân hàng để làm ăn và cho thông tin của em để xác nhận. Bạn ấy đã được vay và giờ đến hạn phải trả. Ngân hàng gọi điện cho bạn ấy không được và gọi sang cho em để thông báo cho bạn ấy yêu cầu phải trả số tiền là hơn 2 triệu. Nhưng bạn ấy cố tình chưa trả và bảo em không cần quan tâm nên em không liên lạc được với bạn ấy. Ngân hàng thì không gọi được cho bạn ấy nên toàn gọi cho em và bảo sẽ kiện bạn ấy và yêu cầu em là người có liên quan sẽ phải ra tòa. Em rất hoang mang không biết mình có bị liên quan và phải chịu trách nhiệm gì không, do bị làm phiền quá nhiều nên giờ em đang phải tắt máy. Cho em hỏi là nếu bạn em bị kiện thì em có phải chịu trách nhiệm gì trong trường hợp này không ạ, và có cách nào để em không phải ra tòa và bị liên quan nữa không. Rất mong được anh chị giúp đỡ. Em xin cảm ơn ạ
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp thì. Bạn của bạn (sau đây tạm gọi là bạn B) vay vốn ngân hàng để làm ăn, và cho thông tin của bạn để xác nhận, do bạn đã không nói rõ về việc bạn B cho thông tin của bạn để xác nhận ở đây cụ thể là như thế nào, và có được thể hiện trong
Trước hết, có thể thấy, khi bạn B thực hiện vay vốn ngân hàng để làm ăn thì giữa bạn B và ngân hàng đã có thực hiện một hợp đồng vay tài sản. Mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng vay tài sản là:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".
Căn cứ theo khái niệm hợp đồng vay tài sản nêu trên, có thể thấy khi đến hạn trả, thì bên cho vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Có thể thấy, giữa bạn B và ngân hàng đã thực hiện một hợp đồng vay vốn, (tài sản vay ở đây được xác định là tiền), và do vậy, khi đến hạn phải trả thì bạn B phải có nghĩa vụ phải hoàn trả cho ngân hàng số tiền đã vay, và có thể phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Về nghĩa vụ trả nợ của bên vay, Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 đã có quy định cụ thể, trong đó có nêu rõ: Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
Theo nhưng thông tin bạn cung cấp, bạn B đã trốn tránh nghĩa vụ của mình, và Ngân hàng đang có yêu cầu khởi kiện bạn B ra Tòa án. Để xác định việc bạn có phải chịu trách nhiệm gì hay không trong vụ việc này khi bạn B cung cấp thông tin của bạn để xác nhận với bên Ngân hàng, cần xem xét các trường hợp sau:
Thứ nhất, việc bạn B cung cấp thông tin của bạn để xác nhận ở đây chỉ nhằm mục đích xác nhận người liên hệ khi cần thiết.
Trong trường hợp này, có thể thấy hợp đồng vay vốn ở đây được xác lập giữa bạn B và Ngân hàng, bạn chỉ đóng vai trò là người Ngân hàng liên hệ khi cần thiết (khi không liên lạc được với bạn B). Bạn không được hưởng bất kỳ lợi ích gì từ việc vay vốn của bạn B, đồng thời cũng không phải là người cam kết về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bạn B. Do vậy, người có nghĩa vụ phải trả nợ ở đây vẫn là bạn B – bên vay tài sản trong quan hệ vay vốn với Ngân hàng và bạn không phải chịu bất kỳ trách nhiệm gì về việc bạn B không trả, chậm trả hay trốn tránh nghĩa vụ trả nợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hợp đồng vay tài sản: 1900.6568
Thứ hai, trong trường hợp việc B cung cấp thông tin của bạn để xác nhận ở đây không chỉ nhằm mục đích xác nhận người liên hệ khi cần thiết, mà còn được ghi nhận sự cam kết của bạn với Ngân hàng về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bạn B.
Trong trường hợp này, bạn sẽ tham gia vào quan hệ giao dịch vay vốn giữa bạn B và Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho bạn B. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 335 Bộ Luật dân sự năm 2015 thì:
"Điều 335. Bảo lãnh
1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh."
Xem xét trong trường hợp của bạn, nếu như bạn tham gia trong quan hệ vay vốn giữa bạn B với Ngân hàng với tư cách là người bảo lãnh cho bạn B thì khi đến hạn trả nợ, mà bạn B không trả, trả không đủ hoặc cố tình trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, thì trong trường hợp này, thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bạn B. Và bên Ngân hàng có quyền yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bạn B trong phạm vi bảo lãnh mà bạn đã cam kết. Nếu không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thì bạn – người đã bảo lãnh cho bạn B trong hoạt động vay vốn với Ngân hàng có thể bị Ngân hàng khởi kiện ra Tòa án.
Nếu trong Hợp đồng vay vốn Ngân hàng, hoặc trong thỏa thuận bảo lãnh, các bên có thỏa thuận về việc bạn chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bạn B (bên được bảo lãnh) trong trường hợp bạn B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp này, bạn chỉ phải thực hiện việc trả nợ Ngân hàng thay cho bạn B khi bạn B không có khả năng trả nợ. Nếu bạn B vẫn có khả năng trả nợ, nhưng cố tình không trả thì bạn vẫn có thể bị triệu tập ra Tòa án khi Ngân hàng khởi kiện bạn B với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan (theo phạm vi bảo lãnh).