Nghĩa vụ là gì? Quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của Luật dân sự? Phân biệt nghĩa vụ dân sự với nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ tự nhiên.
Chúng ta thường nhắc đến quyền lợi của mình thế nhưng đi kèm theo quyền lợi sẽ có nghĩa vụ. Trong pháp luật về dân sự, nghĩa vụ được coi là một phần quan trọng bậc nhất. Đồng thời, phần nghĩa vụ cũng là phần các bên quan tâm nhiều nhất: Nghĩa vụ thực hiện trong Hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường, nghĩa vụ phạt,…
Nghĩa vụ là một tiểu phân ngành quan trọng của luật dân sự. Nếu phân biệt giữa luật dân sự và
Vấn đề cần nói trước tiên tại đây là định nghĩa về nghĩa vụ. Điều này tưởng chừng đơn giản, nhưng thực tế lại có nhiều rắc rối riêng trong pháp luật Việt Nam. Tuy nghĩa vụ có lẽ được hiểu không khác nhau về mặt nội dung, nhưng nó lại được định nghĩa đôi khi khác nhau không chỉ về ngôn từ, mà cả từ xuất phát điểm. Việc làm rõ định nghĩa về nghĩa vụ có ích cho việc hiểu rõ hơn các nguồn gốc của nghĩa vụ (hay căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ), phân loại nghĩa vụ và có ích cho việc nghiên cứu các đặc điểm của nghĩa vụ, cũng như các hệ quả của các đặc điểm này…
Theo Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, có thể hiểu, nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Định nghĩa này đã nhắc tới các bên trong quan hệ nghĩa vụ và liệt kê các “đối tượng” của nghĩa vụ. Tại đây cần phải lưu ý, một số luật gia của Việt Nam hiện nay đưa ra sự phân biệt giữa khách thể của quan hệ nghĩa vụ và đối tượng của nghĩa vụ. Qua phân tích sơ bộ như vậy có thể nói, định nghĩa này không mang tính khái quát cao. Nhưng điều đáng bình luận hơn là định nghĩa này không xuất phát từ việc xem nghĩa vụ là một quan hệ mà trong đó có hai loại chủ thể trái ngược nhau về mặt lợi ích:
(1) Một bên có quyền yêu cầu;
(2) một bên khác (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện yêu cầu của bên kia. Định nghĩa nói trên chỉ xuất phát từ hành vi của bên phải thực hiện một đối tượng vì lợi ích của người khác. Sự định nghĩa thiếu chính xác này có lẽ là do sự nhầm lẫn về thuật ngữ. “Nghĩa vụ dân sự” có hai nghĩa. Một nghĩa chỉ hành vi phải thực hiện của một bên theo yêu cầu của bên kia (nghĩa hẹp). Một nghĩa khác chỉ một quan hệ mà theo đó một bên có quyền yêu cầu, còn bên kia phải thực hiện hành vi nhất định theo yêu cầu đó, có nghĩa là chỉ mối quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định (nghĩa rộng).
Vì vậy, với nghĩa thứ hai này, khi nói hợp đồng là căn cứ phát sinh ra nghĩa vụ, thì có nghĩa là hợp đồng làm phát sinh ra quan hệ giữa trái chủ và người thụ trái xác định.
Mục lục bài viết
1. Phân biệt nghĩa vụ dân sự với nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ tự nhiên:
Để hiểu sâu sắc hơn về nghĩa vụ dân sự trong sự phân biệt với nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ tự nhiên, chúng ta nên khảo sát một cách phân loại nghĩa vụ cơ bản và truyền thống sau. Đó là cách phân loại nghĩa vụ theo hiệu lực. ở trên đã phân tích thuật ngữ nghĩa vụ hiểu theo nghĩa rộng. Điều đó có nghĩa là nghĩa vụ được thừa nhận về mặt pháp lý rất rộng, song nhiều trong số chúng không bị phụ thuộc và một chế độ pháp lý nhất định.
Vì vậy nhiều nền tài phán đã đưa ra cách phân loại nghĩa vụ thành nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tự nhiên và nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ dân sự đôi khi được gọi là nghĩa vụ pháp lý). Trong số các nghĩa vụ này chỉ có nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên các loại nghĩa vụ khác có những ý nghĩa nhất định, nhất là trong việc giải quyết tranh chấp giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ.
– Nghĩa vụ đạo đức không có hiệu lực pháp lý mà chỉ đơn thuần là nghĩa vụ lương tâm. Chẳng hạn một người làm từ thiện đóng góp tiền nuôi những đứa trẻ mồ côi. Khoản tiền đóng góp hay thời gian đóng góp hoặc chính sự đóng góp phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng và lòng hảo tâm của người làm từ thiện.
– Đối với loại nghĩa vụ nghĩa vụ tự nhiên, nếu người thụ trái đã tự nguyện thực hiện thì không thể đòi lại. Điều đó có nghĩa là sự tự nguyện thực hiện đó đã ràng buộc về mặt pháp lý đối với người thụ trái. Từ đó có thể hiểu pháp luật đã cấp hiệu lực cho trường hợp này vì khi nghĩa vụ đã được thực hiện thì người thụ trái không thể nại ra rằng không có một nghĩa vụ để đòi lại những gì mà mình đã thực hiện.
Nói cách khác, người thụ trái trong nghĩa vụ tự nhiên không bị pháp luật cưỡng bức thực hiện nghĩa vụ, nhưng nếu đã thực hiện thì pháp luật công nhận nghĩa vụ đó và vì vậy người thụ trái không thể đòi lại bằng cách nại ra là không có nghĩa vụ, tức là người được thực hiện có quyền từ chối trả lại sự thực hiện. Nghĩa vụ tự nhiên có thể biến đổi thành nghĩa vụ dân sự bởi người thụ trái bằng việc cam kết thực hiện đáp ứng các yêu cầu nhất định (ví dụ về nguyên nhân hoặc nghĩa vụ đối ứng hoặc về hình thức). Người ta còn biết đến việc bảo đảm đối nhân cho một nghĩa vụ tự nhiên.
2. Quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định của Luật dân sự:
2.1. Quyền dân sự:
Căn cứ xác lập quyền dân sự
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Quyết định của
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
5. Chiếm hữu tài sản.
6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân thực hiện quyền dân sự theo ý chí của mình, không được trái với quy định.
2. Việc cá nhân, pháp nhân không thực hiện quyền dân sự của mình không phải là căn cứ làm chấm dứt quyền, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Giới hạn việc thực hiện quyền dân sự
1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì
Các phương thức bảo vệ quyền dân sự
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Bảo vệ quyền dân sự thông qua cơ quan có thẩm quyền
1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
2.2. Nghĩa vụ dân sự:
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Căn cứ vào những quy định về các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự quy định tại Điều 275
1. Hợp đồng;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Cụ thể như sau:
– Về hợp đồng, là sự thỏa thuận của các bên, qua đó nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Với tính chất này, khi các bên thỏa thuận nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nhau thì đây sẽ là căn cứ hình thành nghĩa vụ.
VD: A vay của anh B 2 tỷ và có thỏa thuận là anh A trả 2 tỷ đồng cho anh B vào ngày 02/11/2019. Qua thỏa thuận đó đã làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ của anh A cho anh B 2 tỷ khi đến hạn là ngày 02/11/2019.
– Về hành vi pháp lý đơn phương: được hiểu là tuyên bố ý chí của một bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ. Với căn cứ này, quan hệ nghĩa vụ chỉ phát sinh khi người tuyên bố ý chí đưa ra các yêu cầu và một chủ thể nào đó phải thực hiện yêu cầu đó.
VD: Hành vi hứa thưỏng, thi có giải.
– Thực hiện công việc không có ủy quyền:
Xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc của người khác mà họ tự nguyện thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa người có công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng với nhau.
VD: Bà X và bà Y là hàng xóm của nhau. Do phải đi trông cháu nội, bà X vắng nhà 2 tuần và nhờ bà Y để ý nhà cửa hộ mình. Nhà bà X có một vườn cây ăn quả và một đàn gà. Trong thời gian bà X đi vắng, bà Y đã thu hoạch, bán số hoa quả chín và chăm sóc đàn gà thay bà X.
Từ đó, phát sinh nghĩa vụ của bà X là thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình. Phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; phải báo cho bà X về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu.
– Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
Là những trường hợp chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản không dựa trên những căn cứ luật định và cơ sở cho việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi về tài sản là không hợp pháp. Từ đó phát sinh nghĩa vụ hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu, chiếm hữu hợp pháp hợp pháp tài sản đó.
– Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
Thực hiện hành vi gây thiệt hại trái pháp luật sẽ phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại. Trong quan hệ này, bên gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho bên bị thiệt hại là bên mang quyền.
VD: anh A lái xe máy quá tốc độ cho phép, có sử dụng rượu bia, nồng độ cồn vượt mức quy định, đâm vào anh B. Anh A gây thiệt hại cho anh B một cách trái pháp luật. Nên anh A phải thực hiện việc bồi thường bù đắp về tinh nhần, sức khỏe, tài sản bị thiệt hại cho anh B
– Căn cứ khác do pháp luật quy địn. Trường hợp này do pháp luật khác quy định, để tránh sự bỏ sót phát sinh trong thực tiễn.
VD: TA quyết định buộc chủ thể nào đó phải thực hiện nghĩa vụ trước bên có quyền.
Địa điểm thực hiện nghĩa vụ
1. Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận.
2. Trường hợp không có thoả thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ sẽ được xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ
1. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.
Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.
3. Trường hợp không xác định được thời hạn thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì mỗi bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào nhưng phải
Thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Thực hiện nghĩa vụ giao vật
a) Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
b) Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết.
Nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận, nếu hông có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình.
Nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
c) Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
a) Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
b) Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc
a) Nghĩa vụ phải thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng công việc đó.
b) Nghĩa vụ không được thực hiện một công việc là nghĩa vụ mà theo đó bên có nghĩa vụ không được thực hiện công việc đó.
4. Thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ
Nghĩa vụ được thực hiện theo định kỳ theo thoả thuận, theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Việc chậm thực hiện nghĩa vụ theo từng kỳ cũng bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ.
5. Thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể uỷ quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Thực hiện nghĩa vụ có điều kiện
a) Trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về điều kiện thực hiện nghĩa vụ thì khi điều kiện phát sinh, bên có nghĩa vụ phải thực hiện.
b) Trường hợp điều kiện không xảy ra do có sự tác động của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
7. Thực hiện nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn
a) Nghĩa vụ có đối tượng tùy ý lựa chọn là nghĩa vụ mà đối tượng là một trong nhiều tài sản hoặc công việc khác nhau và bên có nghĩa vụ có thể tuỳ ý lựa chọn, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định dành quyền lựa chọn cho bên có quyền.
b) Bên có nghĩa vụ phải
c) Trường hợp chỉ còn một tài sản hoặc một công việc thì bên có nghĩa vụ phải giao tài sản đó hoặc thực hiện công việc đó.
8. Thực hiện nghĩa vụ thay thế được
Nghĩa vụ thay thế được là nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ ban đầu thì có thể thực hiện một nghĩa vụ khác đã được bên có quyền chấp nhận để thay thế nghĩa vụ đó.
9. Thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ
Khi nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ, nhưng mỗi người có một phần nghĩa vụ nhất định và riêng rẽ thì mỗi người chỉ phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình.
10. Thực hiện nghĩa vụ liên đới
a) Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
b) Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
c) Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
d) Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.
11. Thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới
a) Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới là nghĩa vụ mà theo đó mỗi người trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
b) Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bất cứ ai trong số những người có quyền liên đới.
c) Trường hợp một trong số những người có quyền liên đới miễn cho bên có nghĩa vụ không phải thực hiện phần nghĩa vụ đối với mình thì bên có nghĩa vụ vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người có quyền liên đới khác.
12. Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần
Nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện. Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
13. Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần
Nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.
Như vậy, quyền lợi và nghĩa vụ là hai vấn đề luôn được đặt song song với nhau để cân bằng quyền và lợi ích của mỗi chủ thể. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của pháp luật khi ban hành những nguyên tắc, đặc biệt là đối với pháp luật về dân sự.