Chiếm hữu là gì? Quy định về chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật? Nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật? Nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật?
Trong quan hệ dân sự, đặc biệt là những quan hệ có liên quan đến việc xác lập quyền đối với tài sản, thuật ngữ chiếm hữu đã trở nên rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Chiếm hữu là một quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quan trọng của đất nước ta. Việc pháp luật dân sự quy định cụ thể về quyền chiếm hữu đã tạo ra một cơ sở pháp lý quan trọng để các chủ thể trong quan hệ dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, chiếm hữu là gì và có nội dung cụ thể như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Chiếm hữu là gì?
Theo Điều 179
“Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.
Quyền chiếm hữu của các chủ thể có quyền luôn được pháp luật Việt Nam quy định, tôn trọng và bảo vệ.
Hiểu một cách đơn giản thì chiếm hữu là việc một người tự mình thực hiện việc nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc theo
Theo đó, quyền chiếm hữu có thể được thực hiện thông qua chủ sở hữu tài sản, các chủ thể là người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, các chủ thể là người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự và các chủ thể là người được nhà nước giao quyền chiếm hữu thông qua quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.
Hiện nay, chế định chiếm hữu được coi là một chế định tồn tại độc lập so với chế định sở hữu và các chế định khác trong pháp luật dân sự. Việc các chủ thể thực hiện nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí của người chiếm hữu.
2. Quy định về chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật:
Trong thực tế, hiện nay đã có rất nhiều những trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng lại không dựa theo quy định về chiếm hữu tài sản có căn cứ. Trong trường hợp này, hành vi chiếm hữu, sử dụng tài sản của các chủ thể đó được coi là hành vi bất hợp pháp. Người chiếm hữu, sử dụng tài sản sẽ có trách nhiệm phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu.
Các căn cứ phát sinh nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản có thể do hành vi trái pháp luật của các chủ thể hoặc việc chiếm đoạt tài sản của người khác hoặc việc chiếm hữu tài sản của một chủ thể là ngay tình. Tức là chủ thể không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật.
Khi một chủ thể thực hiện việc chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác ngay tình hoặc không ngay tình thì đều có nghĩa vụ phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu của nó. Không những thế, trong trường hợp việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình mà thu được những lợi ích nhất định thì phải hoàn trả những lợi ích đó cho chủ sở hữu.
3. Nghĩa vụ hoàn trả tài sản chiếm hữu không có căn cứ pháp luật:
Theo Điều 579
“Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các chủ thể là người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì sẽ phải có nghĩa vụ hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó. Trong trường hợp nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, trừ trường hợp “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Theo quy định cụ thể tại Điều 236 Bộ luật dân sự năm 2015.
Dù là chủ thể có chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật hay được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật, thì nghĩa vụ hoàn trả giống như trong trường hợp xác lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và dựa trên nguyên tắc được thiết lập là mỗi người phải được hưởng và được giữ lại những gì thuộc về mình. Bởi vậy, khi có thứ gì đó của chủ sở hữu bị mất mà không phải do nguyên nhân khách quan, ngoài ý muốn, cũng không phải do lỗi của mình, thì chủ thể đó được pháp luật cho phép có quyền đòi lại; tương ứng với quyền đó là nghĩa vụ hoàn trả của người nắm giữ hoặc được hưởng lợi về tài sản.
Nghĩa vụ hoàn trả khác với nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Trong nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, người có hành vi trái pháp luật đã xâm hại đến tài sản, làm cho tài sản bị tiêu hủy, hư hỏng, mất mát,.. Chính bởi vì thế mà gây thiệt hại phải bồi thường giá trị tài sản mà mình đã xâm hại theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, tài sản cần phải được hoàn trả cho người mất.
Các chủ thể là người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó. Và, nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác dựa theo đúng quy định của pháp luật.
Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác dựa theo đúng quy định của pháp luật.
4. Nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật:
4.1. Người chiếm hữu, sử dụng ngay tình:
Các chủ thể là người chiếm hữu, sử dụng tài sản ngay tình chưa làm hư hỏng phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu tài sản đó trong tình trạng chủ sở hữu phát hiện được hoặc người chiếm hữu, sử dụng biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khi đã trả lại tài sản, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải hoàn trả cả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nếu mà đã biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật nhưng người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu. Đối với trường hợp này, hành vi của người chiếm hữu, sử dụng là ngay tình nhưng do cố ý chiếm hữu, sử dụng tài sản nên đã trở thành không ngay tình.
4.2. Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình:
Việc chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Pháp luật quy định chủ thể có hành vi trái pháp luật phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu tài sản. Ngoài việc phải trả lại tài sản như trong tình trạng mình chiếm hữu bất hợp pháp còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu, sử dụng đối với tài sản đó.
Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản thì người hiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình còn phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
Pháp luật quy định nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4.3. Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp:
Khi được hoàn trả tài sản và chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí cần thiết, hợp lí để bảo quản, sửa chữa tài sản.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi nhận tài sản phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản. Theo quy định của pháp luật các chủ thể là người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ nhưng ngay tình, chưa biết được tài sản đó là của người khác, tự họ bỏ ra những chi phí làm tăng giá trị tài sản để thỏa mãn lợi ích của chính họ, lợi ích đó được coi là hợp pháp. Nhưng khi chủ sở hữu phát hiện được, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đó vẫn tiếp tục chi phí để làm tăng giá trị của tài sản thì không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải thanh toán.