Kiểm toán có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức kiểm toán có chức năng, hoạt động riêng biệt. Một trong số đó phải kể đến hình thức kiểm toán độc lập. Vậy kiểm toán là gì? Quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Kiểm toán là gì?
Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập, có thẩm quyền và đạo đức nghề nghiệp tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng có liên quan đến các thông tin của đơn vị được kiểm toán, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập sẵn.
Kiểm toán có hai chức năng cơ bản là xác minh và tư vấn (xác minh các sự kiện trong quá khứ và tư vấn các quyết định cho tương lai). Để thực hiện hai chức năng đó, hoạt động kiểm toán có các mục tiêu cụ thể như sau:
Thứ nhất, đảm bảo cho người sử dụng
Thứ hai, phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai sót có thể dẫn đến sai phạm và gây ảnh hưởng xấu đến đơn vị được kiểm toán;
Thứ ba, phục vụ việc quản lý của nhà nước trong sử dụng ngân sách, tiền và tài sản khác của nhà nước.
Có nhiều cách phân loại kiểm toán. Tùy thuộc và tiêu chí phân loại, có các loại hình kiểm toán khác nhau.
Căn cứ vào mục đích kiểm toán, có các loại kiểm toán là:
Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc toàn bộ đơn vị được kiểm toán (căn cứ khoản 11 Điều 5 Luật kiểm toán độc lập).
Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về việc tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện (căn cư khoản 10 Điều 5 Luật kiểm toán độc lập).
Kiểm toán báo cáo tài chính: Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu của báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực kiểm toán (căn cứ khoản 9 Điều 5 Luật kiểm toán độc lập).
Căn cứ vào chủ thể kiểm toán, có các loại kiểm toán là:
Kiểm toán nội bộ: là công việc kiểm toán do các kiểm toán viên của đơn vị thực hiện nhằm mục đích xem xét và đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, chất lượng công việc.
Kiểm toán nhà nước: là công việc kiểm toán do các kiểm toán viên trong cơ quan kiểm toán nhà nước thực hiện (cơ quan kiểm toán nhà nước là tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp, thuộc bộ máy hành chính nhà nước). Kiểm toán nhà nước là kiểm toán theo luật định và kiểm toán tuân thủ, chủ yếu phục vụ việc kiểm tra và quản lý của nhà nước đối với trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền và tài sản khác của nhà nước.
Kiểm toán độc lập: là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong kiểm toán độc lập:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập không được thực hiện những hành vi nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011, những hành vi nghiêm cấm trong hoạt động kiểm toán bao gồm:
Thứ nhất: Nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:
+ Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;
+ Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
+ Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;
+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;
+ Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
+ Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
+ Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;
+ Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;
+ Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;
+ Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;
+ Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
+ Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật;
Thứ hai: Ngoài các hành vi trên, nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:
+ Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;
+ Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;
+ Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;
+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:
+ Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;
+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
+ Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;
+ Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;
+ Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;
+ Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
+ Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;
+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng: Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật và cản trở hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán độc lập.
3. Quy định quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý được quy định như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập được phân chia và quy định cụ thể nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân cấp quản lý được quy định như sau:
Thứ nhất: Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập
Thứ hai: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
+ Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
+ Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ kiểm toán viên; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ kiểm toán viên;
+ Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
+ Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập;
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm toán độc lập của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán;
+ Quy định về cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề;
+ Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề;
+ Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán;
+ Tổng kết, đánh giá về hoạt động kiểm toán độc lập và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động kiểm toán độc lập;
+ Hợp tác quốc tế về kiểm toán độc lập.
Thứ ba: Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập.
Cuối cùng: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động kiểm toán độc lập tại địa phương.
4. Quy định về đơn vị được kiểm toán:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán vậy đơn vị được kiểm toán bao gồm những doanh nghiệp nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 doanh nghiệp, tổ chức mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán đơn vị được kiểm toán, bao gồm:
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
+ Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
+ Tổ chức tài chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
+ Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Doanh nghiệp, tổ chức phải được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm toán, bao gồm:
+ Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
3. Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức
+ Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
+ Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
+ Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành
=> không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện được kiểm toán.
5. Quyền của đơn vị được kiểm toán:
Tóm tắt câu hỏi:
Đơn vị được kiểm toán là doanh nghiệp, tổ chức được doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán. Vậy đơn vị này có quyền gì theo quy định của pháp luật, tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 quyền của đơn vị được kiểm toán được quy định như sau:
1. Lựa chọn doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và kiểm toán viên hành nghề có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật để giao kết hợp đồng kiểm toán, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký hành nghề kiểm toán và thông tin về kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện kiểm toán.
3. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm toán.
4. Đề nghị thay thế thành viên tham gia cuộc kiểm toán khi có căn cứ cho rằng thành viên đó vi phạm nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập trong quá trình thực hiện kiểm toán.
5. Thảo luận, giải trình bằng văn bản về những vấn đề được nêu trong dự thảo báo cáo kiểm toán nếu thấy chưa phù hợp.
6. Khiếu nại về hành vi của thành viên tham gia cuộc kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật.
7. Yêu cầu bồi thường trong trường hợp doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam gây thiệt hại.
8. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
6. Nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, hiện nay đơn vị kiểm toán thành lập khá nhiều, vậy luật sư cho tôi hỏi trong hoạt động của đơn vị được kiểm toán thì họ có những quyền lợi gì? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập 2011 nghĩa vụ của đơn vị kiểm toán bao gồm:
Thứ nhất: Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực, kịp thời, khách quan thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp.
Thứ hai: Thực hiện yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán và điều chỉnh các sai sót để báo cáo kiểm toán không có ý kiến ngoại trừ đối với các nội dung không được ngoại trừ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 48 của Luật kiểm toán độc lập 2011. Trường hợp không điều chỉnh sai sót theo ý kiến của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, đơn vị được kiểm toán phải giải trình bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đại diện chủ sở hữu đối với đơn vị được kiểm toán.Thứ ba: Phối hợp, tạo điều kiện cho kiểm toán viên hành nghề thực hiện kiểm toán.
Thứ tư: Không được có hành vi hạn chế phạm vi các vấn đề cần kiểm toán.
Thứ năm: Xem xét đề nghị của doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam về tồn tại, sai sót trong báo cáo tài chính và trong việc tuân thủ pháp luật để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Thứ sáu:
Thứ bảy: Thanh toán phí dịch vụ kiểm toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Thứ tám: Trường hợp ký hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam từ ba năm liên tục trở lên thì phải yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thay đổi kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán.
Cuối cùng: Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: