Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở? Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài? Nghĩa vụ của người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu?
Theo quy định của pháp luật về nhà ở thì các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức luật định thì có quyền sở hữu đối với nhà ở đó đồng thời cũng phải thực hiện các nghĩa vụ mà luật quy định để trở thành người sở hữu, người sử dụng hợp pháp nhà ở. Vậy cụ thể nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở là gì? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật Nhà ở 2014
1. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở
Nghĩa vụ là sự phản ánh những mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa cá nhân với cá nhân giữa cá nhân với xã hội. Nghĩa vụ là một trong những nét đặc chưng của đời sống con người khác với con vật chỉ quan hệ với nhau trên cơ sở bản năng.
Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Khi sử dụng nhà ở hoặc làm chủ sở hữu nhà ở thì người sử dụng hoặc chủ sở hữu có trách nhiệm đối với phần nhà ở thuộc quyền sở hữu của mình.
Điều 11
Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây:
Thứ nhất, sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình.
Thứ hai, thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng
Thứ tư, thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của
Thứ năm, đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Thứ sáu, chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở.
Thứ bảy, có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung.
Thứ tám, thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật nhà ở năm 2014.
Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở và theo quy định của Luật nhà ở năm 2014.
2. Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài
Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài thì ngoài các nghĩa vụ quy định tại mục 1 còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 162 của Luật Nhà ở năm 2014 như sau:
2.1 Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài
Khoản 2 Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 cũng quy định các hình thức tạo lập nhà ở hợp pháp ở Việt Nam như đầu tư xây dựng nhà, nhận quyền sở hữu nhà thông qua các giao dịch về nhà ở; tuy nhiên có sự phân hóa rất rõ về cách thức tạo lập và xác lập quyền sở hữu nhà ở của cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài. Cá nhân nước ngoài chỉ có quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Theo đó có thể thấy chủ thể là cá nhân nước ngoài chỉ có thể nhận chuyển quyền sở hữu nhà ở từ người khác đối với nhà ở thương mại trong dự án phát triển nhà ở. Về giao dịch cũng chỉ giới hạn trong bốn loại giao dịch mua, thuê mua và thừa kế, tặng cho nhà. Cá nhân nước ngoài hoàn toàn không có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để tự xây dựng nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cũng không được nhận nhà thông qua tất cả các giao dịch dân sự về nhà ở như cá nhân trong nước, đơn cử như không được nhận góp vốn, nhận đổi nhà.
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu là cá nhân nước ngoài thì pháp luật quy định được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật cho phép nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài được cho thuê nhà ở để sử dụng vào các mục đích mà pháp luật không cấm nhưng trước khi cho thuê nhà ở, chủ sở hữu phải có văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở với cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và phải nộp thuế từ hoạt động cho thuê nhà ở này theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.
Kết luận: Dựa trên những điều đã nêu và phân tích như trên việc thực hiện các nghĩa vụ đối với chủ sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài đó là thực hiện các thủ thục theo quy định và đặc biệt có các trường hợp người nước ngoài và công dân Việt nam kết hôn thì có các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam, theo đó có thể thấy pháp luật Việt Nam đã có những điều kiện để ràng buộc thực hiện nghĩa vụ của người nước ngoài khi sở hữu tài sản là nhà ở tại Việt nam.
2.2. Nghĩa vụ đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài
3. Nghĩa vụ của người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu
Nghĩa vụ của người sử dụng không phải là chủ sở hữu thì về quyền định đoạt tài sản của người không phải chủ sở hữu được quy định tại Điều 198
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.