Bảo lãnh dưới quy định của pháp luật hiện hành thì được xem là hình thức đảm bảo cho các bên và được sử dụng phổ biến hiện nay đặc biệt trong một số lĩnh vực như ngân hàng, mua bán, cho thuê… Nghĩa vụ bảo lãnh là gì? Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ bảo lãnh là gì?
Bảo lãnh được xác định là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được pháp luật dân sự ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch dân sự. Do đó, khi áp dụng biện pháp bảo lãnh thì các bên trong giao dịch cần có những hiểu biết nhất định về biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp bảo lãnh nói riêng trước khi ký các giao dịch, thỏa thuận. Bở lẽ nên áp dụng các biện pháp bảo đảm này vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên song còn đảm bảo giảm thiểu được các tranh chấp phát sinh không đáng có.
Từ quy định về bảo lãnh nêu ở trên thì có thể xác định được nghĩa vụ bảo lãnh bao theo quy định của pháp luật hiện hành bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, các bên trong bảo lãnh có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình trong quá trình tham gia vào bảo lãnh. Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của người tham gia bảo lãnh trong trường hợp đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của họ trước bên nhận bảo lãnh. Ngoài ra, trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh thì các bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Không những thế mà theo như quy định tại Điều 335
Bên bảo lãnh phải thực nghĩa vụ được bảo đảm bằng việc bảo lãnh đến thời hạn thực hiện. Không chỉ có vậy mà pháp luật còn có quy định về việc xác định việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh bắt đầu từ thời điểm này trong trường hợp các bên trong quan hệ bảo lãnh không có thoả thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Song song với đó là trường hợp khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Thì tại thời điểm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp này được xác định từ thời điểm có đủ căn cứ để xác định về việc bên được bảo lãnh không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ.
2. Quy định chung về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Từ những quy định trên về thời hạn của bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì đối với trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn quy định thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay thế cho bên được bảo lãnh. Bên cạnh đó thì đối với trường hợp có nhiều người cùng thực hiện việc bảo lãnh một nghĩa vụ thì tất cả những người thực hiện việc bảo lãnh này phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, ngoại trừ các trường hợp mà có bên có liên quan trong nghĩa vụ bảo lãnh có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập. Pháp luật không quy định về một nghĩa vụ chỉ được phép có một người bảo lãnh mà cho phép có thể có nhiều người bảo lãnh cho một nghĩa vụ.
Tuy nhiên, bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ bảo lãnh. Bởi lẽ, theo như quy định tại Điều 338 Bộ luật dân sự năm 2015 thi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.
3. Quy định về trường hợp thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
Bên cạnh quy định về việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự năm 2015 thì để làm rõ hơn về nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh thì tại mục 2 này tác giả đã đưa ra thêm một căn cứ pháp lý nữa là Thông tư 11/2022/TT-NHNN Quy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành trong đó có quy định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Mà quy định việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được nêu cụ thể theo căn cứ Khoản 3 Điều 22 như sau:
Thứ nhất, đối với các trường hợp bảo lãnh ngân hàng thì việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ khi bên bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trong thời hạn chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu. Ngoài ra, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm và nghĩa vụ của mình về việc thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh. Song song với nghĩa vụ này thì bên bảo lãnh còn phải thực hiện việc hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh, đồng thời bên bảo lãnh thực hiện việc
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền mà bên bảo lãnh đã thực hiện việc trả thay cho bên được bảo lãnh và số tiền lãi do các bên thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định về việc lãi suất không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Thứ hai, bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Tuy nhiên, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng ngay sau khi đã thực hiện song các nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Thứ ba, việc xác nhận bảo lãnh được thực hiện trong thời gian chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng,… Ngoài ra, bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều 22, đồng thời yêu cầu bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Như vậy, có thể thấy trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thì trong các trường hợp bên nhận bảo lãnh đều phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên bảo lãnh để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ bảo hành đối với nghĩa vụ được của mình. Trong hoạt động cấp bảo lãnh trên thực tế hiện nay của các tổ chức tín dụng, các điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại các Thư bảo lãnh hay còn được gọi bằng cách khác là hợp đồng bảo lãnh thường xuất phát trên cơ sở đề nghị của bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh. Thông thường về điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thuộc hai trường hợp đó là việc cam kết bảo lãnh vô điều kiện và cam kết bảo lãnh có điều kiện. Trong đó, cam kết bảo lãnh vô điều kiện được thể hiện bằng việc bên nhận bảo lãnh chỉ cần có văn bản yêu cầu đòi tiền gửi đến tổ chức tín dụng hay ở đây là bên bảo lãnh kèm theo đó là bản gốc Thư bảo lãnh mà bên bảo lãnh không cần phải cung cấp các tài liệu và các chứng từ chứng minh bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng bảo lãnh của các bên.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.