Nghỉ thai sản là chế độ mà người lao động nữ được hưởng trong quá trình mang thai và sinh con. Việc lao động nữ nghỉ thai sản và mang thai cũng ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng công việc của công ty. Do đó mà nhiều phụ nữ mang thai và nghỉ chế độ thai sản có băn khoăn về việc nghỉ thai sản, đang mang thai có bị xét tinh giản biên chế không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là tinh giản biên chế?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3
2. Nguyên tắc tinh giản biên chế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì việc tinh giản biên chế phải được thực hiện theo nguyên tắc mà Chính phủ quy định. Cụ thể nguyên tắc tinh giản biên chế được quy định cụ thể như sau:
– Việc tinh giản biên chế phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế;
– Phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp lại tổ chức và thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ
– Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật hiện hành;
– Phải bảo đảm chi trả chế độ, chính sách tinh giản biên chế kịp thời, đầy đủ và đúng theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý theo thẩm quyền.
3. Nghỉ thai sản, đang mang thai có bị xét tinh giản biên chế không?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì các trường hợp chưa phải xem xét tinh giản biên chế bao gồm:
– Những người đang trong thời gian ốm đau và có giấy xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước đang mang thai, nghỉ chế độ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
– Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức hay người lao đọng đang nghỉ chế độ thai sản, đang mang thai thì không thuộc diện xem xét tinh giản biên chế.
4. Những trường hợp bị tinh giản biên chế theo quy định pháp luật hiện hành:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 113/2018/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP thì các trường hợp thuộc diện bị tinh giản biên chế bao gồm:
Thứ nhất, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã được hưởng lương từ nguồn ngân sách Nhà nước hoặc quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Nhà nước. Những đối tượng thuộc tinh giản biên chế trên nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Do chính sách cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm khiến cho dôi dư cán bộ, công chức, viên chức nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm cho những người đó;
– Do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy Nhà nước, nhân sự làm việc trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của Nhà nước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự, chế độ tài chính khiến cho số lượng nhân sự bị dôi ra nên cần tinh giản biên chế;
– Do cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ mà pháp luật quy định đối với vị trí công việc đang đảm nhiệm nhưng lại không có vị trí việc làm khác phù hợp với trình độ để bố trí và không thể bố trí đào tạo để chuẩn hoá về chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức đó hoặc đã được cơ quan Nhà nước, đơn vị bố trí việc làm khác phù hợp với trình độ chuyên môn nhưng cá nhân đó tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập quản lý trực tiếp cá nhân đó đồng ý xét duyệt tinh giản biên chế.
– Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm nên không thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao nhưng cơ quan, đơn vị quản lý không thể bố trí được vị trí việc làm khác hoặc cơ quan, đơn vị đã bố trí vị vị trí làm việc khác nhưng cá nhân đó tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý;
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có 02 năm liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng:
+ Cán bộ, công chức có 01 năm đạt xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và có 01 năm xép loại không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác cho cá nhân đó phù hợp hơn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề với thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp;
+ Viên chức có 01 năm đạt xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và có 01 năm xép loại không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác cho cá nhân đó phù hợp hơn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề với thời điểm xét tinh giản biên chế nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và có sự đồng ý của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp;
+ Trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ việc bằng hoặc cao hơn so với số ngày tối đa được nghỉ do ốm đau theo quy định của
– Cán bộ, công chức và viên chức có vị trí lãnh đạo, quản lý tại cơ quan, đơn vị thôi giữ chức vụ do sắp xếp lại tổ chức bộ máy Nhà nước theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đơn vị. trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức.
Thứ hai, người lao động làm việc theo chế độ
Thứ ba, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại đơn vị sự nghiệp công lập được gia quyền tự chủ hoàn toàn có sắp xếp lại, tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quyết định của đơn vị sự nghiệp công lập đó khiến cho nhân sự bị dôi dư;
Thứ tư, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi thực hiện cổ phần hoá, bàn giao, bán, giải thể, sáp nhập… khiến cho nhân sự dôi dư ra;
Thứ năm, cán bộ, công chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cử tham gia vào vị trí quản lý hoặc đại diện theo uỷ quyền đối với phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước khi có sự cơ cấu lại doanh nghiệp đó khiến cho nhân sự bị dôi dư ra;
Thứ sáu, những người lao động làm việc theo biên chế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 108/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế;
–
– Nghị định số 143/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và