Trong cuộc đời, con người sẽ trải qua rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau, trong đó có sự đau khổ. Mời các bạn cùng tìm hiểu đoạn văn nghị luận về câu nói "Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường" để hiểu rõ hơn về cung bậc cảm xúc này nhé.
Mục lục bài viết
1. Nghị luận câu Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường đặc sắc nhất:
Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng sẽ trải qua vô vàn cung bậc cảm xúc, từ vui vẻ, hạnh phúc cho đến chán chường, u sầu và thậm chí là đau khổ. Trên đường đời, đau khổ là một phần không thể thiếu trong gam màu cuộc sống. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu ta coi đau khổ là một điều bình thường mà không tìm cách thay đổi hay vượt qua nỗi đau đấy? Câu nói “Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường?” chính là một lời nhắc nhở và cảnh tỉnh sâu sắc về cách chúng ta nhận thức và đối diện với nỗi đau trong cuộc sống.
Đau khổ là một trạng thái tiêu cực cả về thể xác và tinh thần. Tuỳ theo tính chất và mức độ chịu đựng của mỗi người, đau khổ sẽ có những cung bậc và tần suất xuất hiện khác nhau. Đau khổ là một cảm xúc không hiếm gặp nhưng dường như chúng ta đều đang né tránh hoặc phớt lờ nó. Trong cuộc sống, nếu coi đau khổ là điều bình thường và không có cách để thay đổi, ta sẽ dần quen với việc sống trong sự chịu đựng. Việc chúng ta cứ mặc kệ và chấp nhận đau khổ như một phần tất yếu mà không đặt câu hỏi hay tìm cách vượt qua nó sẽ có thể dẫn đến sự tê liệt tinh thần. Chúng ta không thể để cuộc sống chỉ là một chuỗi những nỗi đau không hồi kết. Chính vì vậy, nếu coi đau khổ là một điều bình thường mà không tìm cách thay đổi, con người sẽ đánh mất niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tuy nhiên, không phải nỗi đau nào cũng mang đến sự tiêu cực. Trong một số trường hợp, đau khổ có thể là một bài học quý giá, một cơ hội để con người trưởng thành hơn và nhận thức rõ hơn về giá trị của cuộc sống. Chẳng hạn như khi không đạt đủ điểm một kì thi, bên cạnh việc cảm thấy buồn bã và chán nản, chúng ta có thể nhìn nhận ra được những lỗi sai của mình để khắc phục và đạt được kết quả tốt hơn ở bài thi sau. Hay khi rời xa một người bạn, ta mới càng cảm thấy trân quý hơn tình cảm và mối quan hệ tốt đẹp ấy hơn… Những thất bại, mất mát hay khó khăn có thể làm chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về bản thân và về những điều thực sự quan trọng. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu ta biết nhìn nhận và vượt qua nỗi đau ấy. Chúng ta phải biết tự mình đứng dậy và tiếp tục vững bước trên đường đời. Bởi nếu chỉ đơn thuần chịu đựng mà không có sự thay đổi nào về cách nhìn nhận hay hành động, đau khổ sẽ chỉ càng khiến ta rơi vào tuyệt vọng và mất đi động lực sống. Một trong những lý do khiến đau khổ trở nên “bình thường hoá” là khi chúng ta thiếu đi sự chia sẻ, đồng cảm từ mọi người xung quanh. Ngày nay, người trẻ thường có xu hướng tự ôm lấy sự cô đơn, ôm lấy nỗi buồn riêng không dám chia sẻ vì sợ sẽ làm phiền người khác. Chính những suy nghĩ đấy càng khiến ta cảm thấy tủi thân và tiếp tục chìm vào đau đớn. Ta sẽ cảm như cả thế giới đang bỏ rơi mình, không một ai có thể thấu hiểu với những nỗi đau mà ta đang trải qua. Vì vậy, các bạn hãy mở lòng mình ra hơn để đón nhận tình cảm của gia đình, bạn bè nhé. Những sự đồng cảm, sẻ chia về của mọi người sẽ là một cách tuyệt vời để giúp chúng ta thoát khỏi hố sâu của đau đớn, tuyệt vọng, giúp ta có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục sống và phấn đấu vì tương lai. Hy vọng rằng mỗi người chúng ta đều được sống hạnh phúc, vui vẻ và biết quý trọng giá trị của cuộc sống. Đau khổ là không thể tránh khỏi nhưng đừng để nỗi đau ấy kéo dài vô tận mà hãy tìm cách vượt qua để mỗi ngày đều trở thành một bước tiến mới trên con đường hạnh phúc.
2. Nghị luận câu Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường hay nhất:
Khi đọc nhận định “Còn đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường”, chúng ta đã mở ra một góc nhìn sâu sắc về bản chất của nỗi đau khổ trong cuộc sống. Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng, là tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc mà luôn có những gam màu buồn, trầm lắng. Trên con đường để trưởng thành và phát triển, con người cần phải trải qua những đau đớn và thử thách. Từ đau khổ vô cùng trừu tượng và mang nhiều ý nghĩa, nhưng nhìn chung, từ đau khổ thể hiện trạng thái tinh thần tiêu cực, tuyệt vọng và chán nản của con người. Đau khổ có rất nhiều mức độ và trạng thái khác nhau, tuỳ theo cảm xúc và sự chịu đựng của mỗi người. Tuy tiêu cực là thế nhưng những nỗi đau này là một phần không thể thiếu trong hành trình sống. Ai trong chúng ta cũng sẽ phải đối mặt với những trạng thái này và cũng không ai có thể tránh khỏi nỗi khổ đau, dù là dưới hình thức nào. Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể được những trạng thái đau khổ hiện hữu ở khắp mọi nơi. Có thể đó là sự mất mát người thân, sự thất bại trong công việc, sự tuyệt vọng khi lỡ mất cơ hội quan trọng… Tất cả những biểu hiện đó đều thể hiện rất rõ cảm xúc đau đớn và tổn thương sâu sắc. Và đôi khi người ta lại xem nhẹ những đau khổ ấy trong cuộc đời. Thử tưởng tượng khi bạn phải làm việc trong một môi trường đầy căng thẳng và áp lực, bạn sẽ có thể quen dần với sự tồi tệ đó và coi nó như điều bình thường. Nhưng điều mà nhiều người không nhận ra là việc duy trì môi trường xấu sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, làm giảm sức khỏe cả về thể chất và tinh thần của chúng ta. Thậm chí, những cảm xúc đấy còn gây ra các bệnh tật và có thể làm suy giảm sức sống của chính bản thân. Do vậy, chúng ta phải có khả năng tự nhận thức và đánh giá đúng mức nỗi khổ mà mình đang phải gánh chịu. Khi hiểu rõ mức độ và nguyên nhân của những nỗi đau, chúng ta có thể tìm ra các giải pháp hợp lý và hiệu quả để vượt qua nó. Đừng mãi chìm đắm trong những niềm đau mà ta phải biết sống tích cực, lấy niềm đau làm động lực để tiếp tục sống và vươn lên đạt được hạnh phúc “Sau cơn mưa trời lại sáng”.
3. Nghị luận câu Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường chọn lọc nhất:
Nhận định Còn gì đau khổ hơn khi ta coi đau khổ như một điều bình thường đã phản ánh cho ta thấy được rằng trong cuộc sống này không có gì là mãi mãi vui vẻ. Trên hành trình cuộc đời, để trưởng thành và phát triển, con người buộc phải đối diện với những nỗi đau và khó khăn. Những thử thách này là một phần tất yếu của cuộc sống. Dù bạn là ai thì cũng sẽ có lúc phải đối mặt với những nỗi đau. Sự đau khổ có thể thấy được ở cả mặt thể chất và cảm xúc, điều này có thể xảy ra trong nhiều hoàn cảnh và tình huống khác nhau. Chúng ta thường hay né tránh và bỏ mặc những nỗi đau để rồi đến khi nỗi đau trở thành một phần quen thuộc, chúng ta càng không thể nhận ra hết mức độ của nó và cũng khó khăn trong việc tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả cho chính mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ đau, chẳng hạn như mất mát người thân, thất bại trong công việc, bỏ lỡ những cơ hội quan trọng trong cuộc đời… Những sự kiện trong đời xảy ra đều có thể khiến con người cảm thấy đau đớn và tổn thương sâu sắc. Khi đối diện với những đả kích lớn, những cú sốc nặng nề thì việc vượt qua nỗi đau là không hề dễ dàng. Nhưng chúng ta phải biết vực dậy khỏi hố sâu tuyệt vọng đấy để tiếp tục vững bước trên cung đường đầy nắng vàng. Ví dụ, nếu chúng ta làm việc và học tập trong một môi trường tích cực, luôn tràn đầy cảm hứng và niềm vui, chúng ta sẽ cảm thấy hứng thú và làm việc hiệu quả hơn. Ngược lại, khi phải làm việc trong một môi trường đầy căng thẳng và áp lực, chúng ta sẽ mất hết tinh thần, bị bào mòn kiệt quệ cả về thể xác và tinh thần. Khi nỗi buồn kéo dài, tình trạng căng thẳng liên tục có thể dẫn đến kiệt sức và thậm chí mất niềm tin, hi vọng sống. Do đó, khi cảm thấy đau khổ, chúng ta cần phải biết chấp nhận và đánh giá đúng mức độ đau khổ mà mình đang trải qua. Điều này giúp chúng ta tìm ra những phương pháp giải quyết đúng đắn, nhanh chóng và hiệu quả để thoát ra được những tiêu cực bủa vây trong cuộc sống. Nếu biết tự đứng dậy, chúng ta sẽ mở ra được những cánh cửa hạnh phúc mới trong cuộc đời “Chỉ người đã trải qua nỗi đau khổ tột cùng mới có khả năng cảm nhận hạnh phúc tột cùng.
THAM KHẢO THÊM: