Nghị định 103/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân về điều kiện hành nghề y, dược tư nhân; quyền và nghĩa vụ của người hành nghề y, dược tư nhân; thủ tục và thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân; trình tự, thẩm quyền thu hồi Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân, Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân.
Điều 2.
Người có đủ điều kiện theo quy định tại Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và Nghị định này được Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi chung là Sở Y tế tỉnh) cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.
Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân được cấp không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người đề nghị cấp Chứng chỉ. Riêng Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng, Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân chỉ được cấp cho người có hộ khẩu thường trú tại địa phương đó đối với một số hình thức tổ chức hành nghề theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân bao gồm:
a) Chứng chỉ hành nghề y tư nhân:
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh;
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ y tế.
b) Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền tư nhân:
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền.
c) Chứng chỉ hành nghề dược tư nhân.
d) Chứng chỉ hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế.
Điều 3. Cơ sở hành nghề y, dược tư nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh cấp chỉ được hành nghề tại một địa điểm và theo phạm vi chuyên môn phù hợp với từng hình thức tổ chức hành nghề quy định trong Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề.
Chương II
ĐIỀU KIỆN HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
Điều 4.
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được cấp cho người đứng đầu của các cơ sở sau:
a) Bệnh viện đa khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa;
b) Phòng khám đa khoa hoặc phòng khám chuyên khoa;
c) Nhà hộ sinh.
Chứng chỉ hành nghề dịch vụ y tế được cấp cho người đứng đầu của các cơ sở sau:
a) Cơ sở dịch vụ y tế;
b) Cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài.
Chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được cấp cho người đứng đầu của các cơ sở sau:
a) Bệnh viện y học cổ truyền;
b) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
c) Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc của y học cổ truyền;
d) Trung tâm kế thừa, ứng dụng y dược học cổ truyền.
4. Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền được cấp cho người đứng đầu của các cơ sở sản
xuất, buôn bán thuốc y học cổ truyền (đăng ký hộ kinh doanh cá thể) sau:
a) Cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
b) Cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc phiến y học cổ truyền;
c) Cơ sở sản xuất, buôn bán dược liệu chưa bào chế;
d) Đại lý bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền.
Chứng chỉ hành nghề dược được cấp cho:
a) Người đứng đầu của các cơ sở sau:
Nhà thuốc;
Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
Cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
Cơ sở bảo quản thuốc.
b) Người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh dược (kể cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc y học cổ truyền).
Chứng chỉ hành nghề vắc xin, sinh phẩm y tế tư nhân được cấp cho:
a) Người đứng đầu của các cơ sở sau:
Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế;
Cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;
Cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế.
b) Người đứng đầu hoặc người quản lý chuyên môn của doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế.
Điều 5. Người được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân phải có các điều kiện sau:
- Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với từng hình thức tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 2 của các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
- Đã có thời gian thực hành tại cơ sở y, dược phù hợp với từng yêu cầu của từng hình thức tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 3 của các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân. Căn cứ để xác định thời gian thực hành được quy định như sau:
- a) Đối với cán bộ, công chức làm việc tại các cơ sở y, dược của Nhà nước nhưng đã nghỉ hưu hoặc thôi việc thì căn cứ thời gian công tác trong bản sao hợp pháp quyết định nghỉ hưu hoặc
quyết định cho thôi việc , kèm theo giấy xác nhận thời gian thực hành của đơn vị ra quyết định nghỉ hưu hoặcquyết định cho thôi việc đó; - b) Đối với người làm việc tại các cơ sở y, dược tư nhân thì căn cứ thời gian làm việc trong giấy xác nhận thời gian thực hành của giám đốc hoặc người đứng đầu cơ sở đó, kèm theo bản sao hợp pháp
hợp đồng lao động ; - c) Đối với cán bộ, công chức, người đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước thì căn cứ thời gian làm việc trong giấy xác nhận của Thủ trưởng cơ quan đồng ý cho phép hành nghề y, dược tư nhân ngoài giờ làm việc của Nhà nước. Giấy xác nhận phải ghi rõ thời gian thực hành tại cơ sở y, dược của Nhà nước.
- Có đạo đức nghề nghiệp; không thuộc đối tượng quy định tại Điều 6 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
- Có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe để làm việc của cơ sở khám, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên khám và cấp.
Điều 6. Thủ trưởng cơ quan cho phép cán bộ, công chức, nhân viên dưới quyền hành nghề y, dược tư nhân nếu người đó có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và cam kết đảm bảo chất
lượng công tác, thời gian làm việc và các quy định khác của cơ quan; không sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của cơ quan để làm tư.
Điều 7.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y, dược tư nhân được cấp cho các hình thức tổ chức hành nghề sau:
- a) Bệnh viện Đa khoa, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền;
- b) Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa;
- c) Nhà hộ sinh;
- d) Cơ sở dịch vụ y tế;
đ) Cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài;
e) Phòng chẩn trị y học cổ truyền;
g) Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng phương pháp châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc của y học cổ truyền;
h) Cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền; cơ sở kinh doanh thuốc phiến y học cổ truyền; cơ sở kinh doanh dược liệu chưa bào chế; đại lý bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền;
i) Trung tâm kế thừa, ứng dụng y dược học cổ truyền;
k) Nhà thuốc;
l) Đại lý bán thuốc cho doanh nghiệp kinh doanh thuốc;
m) Cơ sở kiểm nghiệm thuốc;
o) Cơ sở bảo quản thuốc;
p) Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế;
q) Cơ sở kiểm nghiệm vắc xin, sinh phẩm y tế;
r) Cơ sở bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế;
s) Doanh nghiệp kinh doanh thuốc kể cả thuốc y học cổ truyền;
t) Doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế;
u) Doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế;
v) Các cơ sở y, dược, y dược học cổ truyền, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị y tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bộ Y tế quy định cụ thể về điều kiện đối với từng hình thức tổ chức hành nghề theo quy định tại khoản 1 Điều này và các hình thức tổ chức hành nghề khác về trang thiết bị y tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568