Quảng cáo sai sự thật được hiểu như thế nào? Xử phạt vi phạm hành chính đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật? Xử lý hình sự đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật?
Hiện nay, trên truyền hình, trang mạng xã hội như facebook, youtube, tiktok thì quý bạn đọc không khó bắt gặp tình trạng các nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm cho các nhãn hàng nổi tiếng, nhãn hàng trôi nổi trên thị trường. Thực tế, Hiện nay nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng để cải thiện thu nhập mà bất chấp quảng cáo những sản phẩm sai sự thật dẫn đến hậu, khán giả, người tiêu dùng vì tin tưởng các nghệ sĩ, người nổi tiếng này mà đặt mua các sản phẩm được quảng cáo mà không hề biết rõ về chất lượng cũng như công dụng của sản phẩm đó. Vậy, Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật bị xử lý thế nào?
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại năm 2005;
– Luật Quảng cáo năm 2012
–
– Nghị định 158/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quảng cáo sai sự thật được hiểu như thế nào?
1.1. Quảng cáo là gì?
Căn cứ theo quy định của pháp luật, quảng cáo thương mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh dịch vụ, hàng hoá của mình.
Quảng cáo chính là hình thức tuyên truyền, quảng bá để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp, công ty, cá nhân hay một tổ chức nào đó. quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người, chủ thể có nhu cầu muốn truyền tài thông tin đến khách hàng, đối tác tiềm năng, người tiêu thì phải trả khoản phí bằng tiền, hiện vật,… cho các phương tiện truyền thông đại chúng.
1.2. Quảng cáo sai sự thật được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Luật thương mại 2005, hành vi quảng cáo sai sự thật là một trong những hành vi quảng cáo thương mại bị cấm như sau:
– Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến chủ quyền, độc lập, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
– Quảng cáo có sử dụng phương tiện quảng cáo, sản phẩm quảng cáo trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và trái với quy định của pháp luật.
– Quảng cáo dịch vụ, hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
– Quảng cáo thuốc lá, rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên và các sản phẩm, hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng trên thị trường Việt Nam tại thời điểm quảng cáo.
– Lợi dụng quảng cáo thương mại gây thiệt hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân, Nhà nước.
– Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung chất lượng, số lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, phương thức phục vụ, chủng loại, bao bì, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.
– Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hoá, dịch vụ của mình với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thương nhân khác.
– Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
– Sử dụng hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo khi chưa được tổ chức, cá nhân đó đồng ý; Quảng cáo cho hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng sản phẩm quảng cáo vi phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Hiện nay, Tình trạng nghệ sĩ nói “thổi phồng” công dụng của sản phẩm so với nội dung cho phép quảng cáo là đang vi phạm các quy định trong lĩnh vực quảng cáo. Pháp luật đã có quy định cấm quảng cáo làm người dân hiểu lầm sản phẩm này có tác dụng hơn thuốc,…
2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật:
Hiện nay, việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 5 Điều 51
Đối với hành vi sau đây, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng:
– Quảng cáo không đúng quy cách, sai sự thật, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp sau đây:
+ Quảng cáo thuốc thiếu một trong các tài liệu sau: tên thuốc; tên hoạt chất; chống chỉ định hoặc khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính; chỉ định, trừ các chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh ung thư, bệnh khối u, bệnh đái tháo đường hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự, chứng mất ngủ kinh niên và chỉ định mang tính kích dục; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.
+ Quảng cáo mỹ phẩm thiếu một trong các nội dung sau: tên mỹ phẩm; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường; tính năng, công dụng chủ yếu của mỹ phẩm trừ trường hợp tính năng, công dụng đã được thể hiện trên tên của sản phẩm; các cảnh báo theo quy định.
+ Quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của trang thiết bị y tế;
+ Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống về công dụng, bao bì, số lượng, chất lượng, giá, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, thời hạn bảo hành của giống cây trồng.
+ Đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về bản chất, công dụng, chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của thức ăn chăn nuôi phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
– Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 68, Điểm a Khoản 3 Điều 69 và Khoản 4 Điều 70 Nghị định này;
– Quảng cáo gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo;
– Sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam trong quảng cáo mà không thể hiện đầy đủ chủ quyền quốc gia;
– Sử dụng hình ảnh đồng tiền Việt Nam trong quảng cáo.
Như vậy, Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: buộc cải chính thông tin.
3. Xử lý hình sự đối với nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật:
Trong trường hợp nghệ sĩ có hành vi quảng cáo sai sự thật đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì Nghệ sĩ, người nổi tiếng có thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội như sau:
3.1. Tội quảng cáo gian dối:
Tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021), cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp khách hàng, người tiêu dùng xem đoạn quảng cáo và tìm đến mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ ở những nơi quảng cáo sai sự thật mà mua với số tiền lớn thì quý bạn đọc hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức đó gửi cơ quan công an quận/huyện nơi mà quý bạn đọc đang cư trú.
3.2. Tội lừa dối khách hàng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi., bổ sung năm 2017, năm 2021) Tội Lừa dối khách hàng như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm đối với Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội lừa dối khách hàng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, Nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật bị xử lý (người phạm tội) còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.