Không có giai đoạn nào trong lịch sử phát triển của đất nước mà vị thế và vai trò của những người hành nghề pháp luật lại được coi trọng như hiện nay. Vậy thì, nghề luật là gì? Và nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm và đặc điểm của nghề luật:
Nghề luật là một khái niệm tương đối rộng, sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật, đang thực hiện các công việc liên quan đến pháp lý trong các cơ quan khác nhau như viện kiểm sát, tòa án, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, văn phòng luật sư hoặc cơ quan công chứng hay một số bộ phận khác có liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Nhìn chung thì nghề luật mang những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, nghề luật do những chủ thể có chức danh khác nhau thực hiện hướng đến mục đích bảo vệ pháp lý và bảo vệ pháp chế của nền xã hội chủ nghĩa. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân cũng như bảo vệ tài sản của nhà nước, nâng cao ý thức pháp luật và tôn trọng các quy tắc chung của xã hội và cuộc sống, tham gia vào quá trình đấu tranh và phòng chống tội phạm cũng như hành vi vi phạm pháp luật khác.
Thứ hai, nghề luật hoạt động trong khuôn khổ nhất định do pháp luật quy định. Những người hành nghề luật luôn phải tuân theo những chuẩn mực nhất định, bởi đây là một công việc có sự ràng buộc về mặt pháp lý, họ thực hiện công việc của mình tuân theo hiến pháp và pháp luật, phải đảm bảo tính trung thực vô tư và khách quan khi làm nhiệm vụ cũng như thượng tôn pháp luật, thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định của pháp luật khi hành nghề. Trong nhà nước pháp quyền thì tất cả các nghề nghiệp đều phải dựa trên pháp luật, tuy nhiên nghề luật là nghề sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu để hành nghề, vì thế cho nên pháp luật là nền tảng để các chủ thể hành nghề luật. Muốn trở thành một người thành công trong nghề luật thì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện mà pháp luật đặt ra. Nghe luật gắn liền với số phận của con người nên ngoài các kiến thức về pháp luật thì con phải có quy chế trách nhiệm nghề nghiệp riêng. Pháp luật có tác dụng như hành lang và khuôn mẫu chung cho các chủ thể hoạt động, còn quy chế hành nghề là điều chỉnh hành vi ứng xử của các chủ thể trong hoạt động nghề nghiệp và trong xã hội. Bởi trong đời sống xã hội thì vấn đề đạo đức và uy tín đôi khi lại ràng buộc trách nhiệm của công dân hơn là những quy định của pháp luật. Đối với nghề luật đặc biệt là nghề nghiệp luật sư, các quy tắc ứng xử thuộc phạm trù đạo đức chi phối cả có tác động lớn đến uy tín và danh dự của luật sư cũng như ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Thứ ba, nghề luật là hoạt động mang tính nhân văn sâu sắc. Nhiều người so sánh nghề luật với nghề bác sĩ. Nghề bác sĩ bảo vệ sức khỏe con người và chữa trị khi con người mắc bệnh, còn nghề luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Vì thế cho nên nghề luật là một ngày mang tính nhân văn, do đó ngoài việc phải có trình độ chuyên môn thì người hành nghề luật phải có kiến thức xã hội sâu sắc và có tình người trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình.
Thứ tư, nghề luật rất đa dạng trong lĩnh vực và ngành nghề đào tạo, kiến thức chuyên ngành bao phủ khắp các khía cạnh, bởi pháp luật là vô cùng rộng lớn và phong phú, mỗi lĩnh vực sẽ đảm nhiệm một phương diện và vị trí khác nhau, cụ thể như sau:
Chuyên ngành đào tạo | Kiến thức chuyên ngành |
Luật hình sự | Cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự với các môn học tiêu biểu như: Tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp, nghiệp vụ thư ký toà án, tâm thần học tư pháp, giám định pháp y, những vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, khoa học điều tra hình sự … |
Luật dân sự | Trang bị những kiến thức về chuyên ngành luật dân sự như: hợp đồng dân sự, Các môn học tiêu biểu được giảng dạy là: luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, luật thuế, Được cung cấp những kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ cho nghề nghiệp trong tương lai như: thi hành án dân sự, pháp luật thực thi quyền sở hữu trí tuệ, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, nghề luật sư và tư vấn pháp luật,… |
Luật hành chính | Cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật; về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; về khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở; về công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; về công chứng và luật sư, về cải cách nền hành chính … |
Trang bị những kiến thức pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường. Các môn học tiêu biểu được giảng dạy như: | |
Luật quốc tế | Đào tạo 3 khối kiến thức cơ bản gồm: khối kiến thức về lĩnh vực công pháp quốc tế, khối kiến thức về lĩnh vực tư pháp quốc tế, khối kiến thức về luật so sánh và luật thương mại quốc tế. Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài … |
Ngành quản trị – Luật | Trang bị cho sinh viên những kiến thức hiện đại về kinh doanh, quản trị và luật làm nền tảng nghề nghiệp cho nhà quản trị và nhà tư vấn. Sinh viên theo học ngành này có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, hiểu biết các vấn đề về quản trị và các vấn đề có liên quan đến các yếu tố pháp lý… |
2. Nghề luật bao gồm những nghề cụ thể nào?
Nghề luật bao gồm rất nhiều những ngành nghề cụ thể, Đó có thể là những công việc trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, lập pháp hoặc lập quy, tư vấn hoặc bảo vệ pháp luật, nghề luật thực thi pháp luật với tư cách là nhân danh cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực pháp luật, hoặc các công việc trong quan hệ hành chính – tư pháp. Có thể đưa ra một số công việc cụ thể và phổ biến như sau:
Vị trí công việc | Mô tả công việc cụ thể |
Công chứng viên | + Tư vấn, tiếp nhận hồ sơ công chứng; + Soạn thảo văn bản công chứng; + Tư vấn hồ sơ công chứng theo yêu cầu của khách hàng; + Ký hồ sơ trực tiếp. |
Chuyên viên pháp lý | + Tham gia soạn thảo, soát xét về vấn đề thủ tục pháp lý của công ty; + Tham gia soạn thảo, kiểm tra tính phù hợp các văn bản nội bộ, các hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư; + Giám sát việc tuân thủ các văn bản nội bộ và các quy định pháp luật; cập nhật các văn bản pháp luật mới ban hành; + Đại diện công ty làm việc với các cơ quan hữu quan và tham gia tố tụng khi có yêu cầu; + Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại phát sinh, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi cho công ty và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền … |
Tư vấn pháp lý | + Tư vấn pháp luật trực tiếp cho khách hàng; + Soạn thảo, review hợp đồng và các văn bản pháp lý; + Tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, hành chính; + Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác. |
Kiểm sát viên hoặc công tố viên | + Điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử; + Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. |
Luật sư | + Trực tiếp làm việc, tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu của khách hàng; + Nghiên cứu hồ sơ và pháp luật để tư vấn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng; + Tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ khởi kiện, công văn, giấy tờ trao đổi giữa khách hàng, các bên và các cơ quan có liên quan; + Thay mặt và / hoặc cùng với khách hàng tham dự các buổi làm việc với các bên và cơ quan có liên quan phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng; + Đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các giai đoạn tố tụng tại tòa án và trọng tài. |
3. Một số vấn đề đạo đức khi hành nghề luật dành cho sinh viên Luật:
Sẽ là phiến diện nếu cho rằng, sinh viên chưa có nghề nghiệp tiếp nhận sự giáo dục về đạo đức nghề nghiệp là quá sớm và chưa cần thiết. Để hiểu rõ sự cần thiết hay không của việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, phải đặt nó trong nội dung giáo dục đạo đức nói chung và mục tiêu của giáo dục – đào tạo con người toàn diện mà Đảng và nhà nước đã đề ra và được thực hiện trong pháp luật. Đối với sinh viên luật, yêu cầu về học tập và tu dưỡng cũng như rèn luyện đạo đức để trở thành người kế tục xây dựng nền pháp lý Việt Nam công bằng, dân chủ và văn minh phải là người có lý tưởng và có đạo đức, có năng lực chuyên môn và có kỉ luật. Những yêu cầu đặt ra cơ bản về mặt đạo đức của sinh viên luật như sau:
Thứ nhất, phải kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam như dòng lòng nhân ái, thương yêu con người và đoàn kết, tôn trọng lẽ phải. Đồng thời phải học tập và kế thừa phát huy những phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cách mạng Việt Nam, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân và phấn đấu cho sự vinh quang phát triển của đất nước. Rèn luyện để có thói quen của các hành vi đạo đức văn minh và chân thật, ngay thẳng và kiên trì, chăm chỉ và yêu nghề, khiêm tốn và cẩn thận, nói đi đôi với làm và đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng và lòng biết ơn, sống liêm khiết và giản dị.
Thứ hai, học tập và nghiên cứu nắm vững lý luận của chủ nghĩa Lênin cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và với lý tưởng của độc lập dân tộc. Xây dựng quan điểm đúng đắn về lao động và về ý thức phục vụ nhân. Có lòng tự hào và tự tin dân tộc, coi lợi ích của tổ quốc của nhân dân là cao nhất, chống chủ nghĩa cá nhân cực đoan, và sùng bái đồng tiền.
Thứ ba, xây dựng mục đích và động cơ học tập đúng đắn, hoàn thiện phong cách cầu thị và chuyên cần, có chí tiến thủ và thi đua học tập, đoàn kết hợp tác và tự lập tự cường, học để thành tài phục vụ tổ quốc cũng như phục vụ nhân dân trên cơ sở đó mưu cầu hạnh phúc chính đáng cho cá nhân.
Thứ tư, xây dựng ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành ý thức thường trực trong đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Tự giác giữ gìn sự tôn nghiêm của pháp luật và tất cả lời nói, việc làm đều phải tuân thủ theo pháp luật, sử dụng đúng đắn quyền lợi mà pháp luật mang lại, tự giác thực hiện nghĩa vụ pháp lý và tuân thủ chấp hành nội qui cũng như kỷ luật của trường lớp. Xây dựng thái độ học tập nghiêm túc và đúng đắn. Ngoài ra còn phải nắm vững chuyên môn ngành luật một cách có hệ thống, không ngừng mở rộng tri thức, hình thành một cơ cấu kiến thức hợp lý làm nền tảng đáp ứng nhu cầu công tác trong ngành pháp luật.
4. Những lưu ý khi hành nghề luật:
Ngày nay thì nghề luật ngày càng được coi trọng và có chỗ đứng trong xã hội. Các cô trường đào tạo nghề luật đều cập nhật thông tin với mức điểm số rất cao và tuyển chọn với số lượng lớn trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên do mang bản chất là ngành nghề đặc thù, nên khi hành nghề luật thì các chủ đề cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần phải rèn luyện khả năng kiên nhẫn. Để được thành công trong nghề luật thì cần phải có một khoảng thời gian để đào tạo và bồi dưỡng về kỹ năng chuyên môn, sau đó thì cần phải tham gia hoạt động thực tế đặt dưới sự quản lý và giám sát của một đơn vị cơ quan nhất định. Riêng đối với nghề luật sư thì cần khoảng thời gian cơ bản sẽ là 06 năm để có thể hành nghề trên thực tế.
Thứ hai, cần trau dồi khả năng yêu thích tranh luận và có kỹ năng tranh tụng, giữ đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề vô cùng quan trọng. Cần coi trọng sự thật để tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh.
Thứ ba, cần trau dồi khả năng giao tiếp, diễn đạt có sức thuyết phục để giải quyết vấn đề một cách minh bạch và rõ ràng.