Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Nguyên tắc hành nghề luật sư? Quy tắc đạo đức nghề luật sư 2022?

Tư vấn pháp luật

Nguyên tắc hành nghề luật sư? Quy tắc đạo đức nghề luật sư 2022?

  • 06/02/202206/02/2022
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    06/02/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Nguyên tắc hành nghề luật sư được Luật luật sư 2006 ( sửa đổi, bổ sung) 2012 như sau.

    Nguyên tắc hành nghề luật sư được Luật luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung) 2012 quy định như sau:

    “Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư

    1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

    2. Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

    3. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

    4. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

    5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư”.

    Như vây Luật luật sư đã quy định những nguyên tắc hành nghề luật sư tương đối khái quát, yêu cầu chung cho những đối tượng thực hiện hành nghề luật sư. Theo đó, nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất yêu cầu khi hành nghề luật sư đó là tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Tiếp đến, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.

    Với ý nghĩa là một nghề cao quý, hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,

    Bộ quy tắc đạo ứng và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam là cơ sở xây dựng các giá trị chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư; giám sát, xem xét khen thưởng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý kỷ luật với luật sư trong phạm vi tổ chức xã hội, nghề nghiệp luật sư.

    Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc.

    BỘ QUY TẮC

    ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/QĐ-HĐLSTQ ngày 13/12/2019 của Hội đồng luật sư toàn quốc)

    LỜI NÓI ĐẦU

    Nghề luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

    Tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã hội.

    Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư làm khuôn mẫu cho sự ứng xử và tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.

    Chương I.

    QUY TẮC CHUNG

    Quy tắc 1. Sứ mệnh của luật sư

    Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

    Quy tắc 2. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan

    Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, không vì lợi ích vật chất, tinh thần hoặc bất kỳ áp lực nào khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.

    Quy tắc 3. Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư

    3.1. Luật sư coi trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư như bảo vệ danh dự, uy tín của chính mình; xây dựng, củng cố, duy trì niềm tin của khách hàng, cộng đồng xã hội với luật sư và nghề luật sư.

    3.2. Luật sư có nghĩa vụ phát huy truyền thống tốt đẹp của nghề luật sư; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn; giữ gìn phẩm chất, nhân cách và uy tín nghề nghiệp; có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa trong hành nghề và lối sống; xứng đáng với sự tin cậy, tôn trọng của xã hội đối với luật sư và nghề luật sư.

    Quy tắc 4. Tham gia hoạt động cộng đồng

    4.1. Luật sư luôn sẵn sàng và tích cực tham gia vào những hoạt động vì lợi ích chung của cộng đồng xã hội, phù hợp với nghề nghiệp của luật sư.

    4.2. Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý bằng sự tận tâm, vô tư và trách nhiệm nghề nghiệp như đối với các vụ việc có nhận thù lao.

    …”

    nguyen-tac-hanh-nghe-luat-su

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản, quy tắc đạo đức khi thực hiện hành nghề luật sư để đảm bảo hoạt động hành nghề luật sư được thực hiện đúng quy định pháp luật và đạt hiệu quả tốt nhất.

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Hành nghề luật sư

    Nghề luật

    Nguyên tắc hành nghề luật sư

    Quy tắc

    Tập sự hành nghề luật sư


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Khi nào cần thuê Luật sư? Phí, giá thuê Luật sư là bao nhiêu?

    Khi nào thì cần phải thuê luật sư? Trường hợp nào nên sử dụng dịch vụ Luật sư? Phí thuê Luật sư có cao không? Giá thuê luật sư là bao nhiêu?

    Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì? Đặc điểm và tầm quan trọng

    Tiêu chuẩn ISO 10001:2018 là gì?  Đặc điểm của tiêu chuẩn ISO 10001:2018? Tầm quan trọng của tiêu chuẩn ISO 10001:2018?

    Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng

    Khái quát chung về công chứng? Các nguyên tắc và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng?

    Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề

    Các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề? Vi phạm các quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư có bị xử lý không?

    Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá và quy tắc xuất xứ hàng hóa

    Khái niệm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa? Quy tắc xuất xứ hàng hóa?

    Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế – Incoterms 2010

    Điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms là gì? Quy tắc về các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms 2010?

    Mẫu giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân chi tiết nhất

    Mẫu giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân là gì, mục đích của mẫu giấy? Những quy định liên quan đến hành nghề luật sư? Mẫu giấy đề nghị đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy?

    Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

    Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Involuntary manslaughter due to misconduct in professional practice or administrative rules) là gì? Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính tiếng Anh là gì? Quy định pháp luật về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính? Phân biệt tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 Bộ luật Hình sự) với tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự)?

    Luật báo chí là gì? Điều cấm trong luật báo chí và quy tắc đạo đức làm báo?

    Luật báo chí là gì? Điều cấm trong Luật Báo chí? Các quy tắc đạo đức nghề báo? Thực tiễn thực hiện quy tắc nghề báo?

    Quy tắc là gì? Quy tắc và nguyên tắc khác nhau như thế nào?

    Quy tắc là gì? Quy tắc và nguyên tắc khác nhau như thế nào? Hợp đồng nguyên tắc là gì? Quy tắc và nguyên tắc khác nhau như thế nào?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ