Dinh dưỡng học là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong xã hội ngày nay. Vậy ngành dinh dưỡng học nghiên cứu những gì và ra trường làm gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn đọc liên quan đến ngành dinh dưỡng học.
Mục lục bài viết
1. Ngành dinh dưỡng học nghiên cứu gì?
Ngành dinh dưỡng học đào tạo các chuyên gia dinh dưỡng. Công việc của chuyên gia dinh dưỡng thường bao gồm:
– Thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh; Lập kế hoạch can thiệp, truyền thông, giáo dục, hướng dẫn cộng đồng việc lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để phòng ngừa bệnh tật;
– Xây dựng quy trình chăm sóc và tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân; Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, cơ sở kinh doanh dịch vụ thực phẩm;
– Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, vận chuyển và phân phối thực phẩm tại các cơ sở chế biến nhằm đảm bảo an toàn; Phòng ngừa và khắc phục được tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng của bệnh nhân trước khi phải sử dụng thuốc.
2. Ngành dinh dưỡng học là gì?
Dinh dưỡng học hay y học dinh dưỡng là ngành học được đào tạo để làm việc trong hệ thống dinh dưỡng và an toàn thực phẩm. Các cá nhân được trang bị kiến thức về dinh dưỡng cơ bản, dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng, dinh dưỡng tế bào. Từ đó, họ sẽ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khỏe, giá trị dinh dưỡng, vai trò của các chất dinh dưỡng, cơ chế hấp thu – chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể,…
Ngành Dinh Dưỡng là thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại các bệnh viện và trong cộng đồng, lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Là truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cho cộng đồng cách thức lựa chọn thực phẩm cũng như xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, ngành dinh dưỡng còn là ngành xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng và tự vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại các bệnh viện, tham gia, tổ chức thực hiện, giám sát các hoạt động dinh dưỡng, tiết chế cho người bệnh tại bệnh viện, nhà hàng, bếp ăn tập thể, khách sạn. Đồng thời giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.
Bởi trách nhiệm của việc làm ngành dinh dưỡng chính là khai thác, theo dõi và đánh giá dinh dưỡng của bệnh nhân tại cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viên hoặc tại cộng đồng. Ngoài ra còn phải lập được các kế hoạch can thiệp phù hợp để cải thiện cũng như xử lý vấn đề dinh dưỡng của người bệnh. Ngoài ra ngành dinh dưỡng còn là truyền thông, là người đưa ra những lời khuyên, hướng dẫn cộng đồng nên lựa chọn những loại thực phẩm, lên thực đơn và xây dựng chế độ ăn uống như thế nào là khoa học, an toàn mà phù hợp nhất có thể để bảo vệ sức khỏe.
Chuyên gia dinh dưỡng vốn là một việc làm không thể thiếu đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, với một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam hiện nay, Ngành Dinh Dưỡng chưa thực sự được đề cao và chú trọng. Trước năm 2015, dinh dưỡng của nước ta chưa có quy định hay nhận định đó là một ngành nghề, các cán bộ dinh dưỡng đơn thuần là các bác sĩ hay làm các lĩnh vực liên quan. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây, nhu cầu về dinh dưỡng được tăng lên nhiều lần, từ đó nhận thức về vai trò của dinh dưỡng cũng được cải thiện. Cuối năm 2015, Bộ y tế cùng với các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra quyết định chính thức về việc mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, theo đó chức danh của Ngành Dinh Dưỡng cũng được chia ra thành ba hạng với các mã số khác nhau, đó cũng chính là bước ngoặt mang tính lịch sử của Ngành Dinh Dưỡng nước ta. Theo thông tin dự báo nguồn nhân lực thì nhu cầu tuyển dụng nhân lực đối với Ngành Dinh Dưỡng sẽ bùng nổ tại nhiều khu vực trong nước, đặc biệt là các thành phố lớn. Với những triển vọng cũng như tiềm năng đó, các bạn trẻ hoàn toàn có thể yên tâm học dinh dưỡng và không ngừng trau dồi các kiến thức về thực phẩm, dinh dưỡng để nắm bắt mọi cơ hội trong lĩnh vực này.
Cũng giống như những ngành khác, để có thể học và phát triển tốt, bạn cũng cần sở hữu cho mình những tố chất riêng. Phải có niềm đam mê, nhiệt huyết với nghề, đặc biệt thật sự yêu thích nghiên cứu lĩnh vực khoa học dinh dưỡng, có kiến thức về Sinh, lý, hóa để tạo nền tảng tốt giúp tiếp thu và vận dụng tốt những kiến thức đã học vào công việc thực tế sau này. Bên cạnh đó cần có đầu óc tư duy, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tốt tâm lý cũng như nhu cầu của các đối tượng cần phục vụ. Đồng thời, có khả năng tiếp nhận và xử lý nhanh những thông tin bên ngoài; có kỹ năng về ngoại ngữ, tin học cũng như các kỹ năng mềm khác như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý thời gian biểu hợp lý…
3. Ngành dinh dưỡng học ra trường làm gì?
Hiện nay khoa Dinh dưỡng, tiết chế đã được thanh lập tại các bệnh viện công lập từ hạng III. Ngoài ra các trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, tổ Dinh dưỡng, tiết chế cũng được thành lập và quy mô cũng như phương thức hoạt động phụ thuộc vào điều kiện của từng bệnh viện khác nhau. Đồng thời trên địa bàn thành phố hoặc tỉnh cũng có rất nhiều bệnh viện công hoặc ngoài công lập nên có thể nói các chuyên gia dinh dưỡng có khá nhiều nơi để công tác và thực hiện niềm đam mê của mình. Cùng với các triển vọng như đã kể ở trên với cơ hội việc làm ngành dinh dưỡng rộng mở như vậy thì dưới đây sẽ là câu trả lời về việc học dinh dưỡng ra trường làm những gì:
– Thực hiện đánh giá nhu cầu, chế độ ăn uống của bệnh nhân và khách hàng: Với kiến thức về lượng kcal cần thiết để có thể duy trì hoạt động khỏe mạnh mỗi ngày của mỗi người để đưa ra những lời khuyên cũng như cách cải thiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh, khách hàng. Hoặc đưa ra cách cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo yêu cầu của từng người khác nhau như: người muốn giảm lượng mỡ nhưng vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng, người muốn tăng cường cơ bắp, tăng canxi đối với trẻ em để có chiều cao thật lý tưởng… Và còn nhiều vấn đề khác liên quan đến dinh dưỡng mà một chuyên gia cần phải đáp ứng được.
– Giải thích, tư vấn các vấn đề về dinh dưỡng: Đối với các chuyên gia dinh dưỡng nỏi tiếng thì thường xuất hiện trên các báo trí, phương tiện truyền thông để đưa ra những lời phát ngôn quan trọng nhất trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về dinh dưỡng. Hoặc các cũng có thể tuyên truyền trên các nơi công động, nơi làm việc để nâng nhận thức của mọi người về dinh dưỡng, như: lý giải tại sao những thực phẩm nào không nên ăn sống, không nên nấu quá chín, hay cách sử dụng chế phẩm vitamin sao cho hiệu quả nhất…
– Xây dựng kế hoạch bữa ăn dinh dưỡng theo yêu cầu của người bệnh, khách hàng: Để đảm bảo được các yếu tố về thể hình, sức khỏe của ai đó thì mỗi chuyên gia dinh dưỡng đểu cần phải nắm rõ trong tay các kiến thức về dinh dưỡng của các loại thực phẩm. Từ đó mới có thể lên được những thực đơn vừa kết hợp chúng với sở thích riêng của từng khách hàng, người bệnh. Nhiệm vụ này dường như cũng không hề đơn giản đúng không các bạn.
– Luôn không ngừng học hỏi cũng như nghiên cứu về dinh dưỡng dựa vào sự phát triển của khoa học mới nhất. Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin liên quan đến chế độ dinh dưỡng của khách hàng, người bệnh để lên kế hoạch ăn uống phù hợp theo từng giai đoạn được hiệu quả hơn.