Ngân hàng có quyền thu giữ tài sản bảo đảm không? Người giữ tài sản bảo đảm không giao nộp cho ngân hàng thì xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư. Em có thắc mắc như sau ạ. Khách hàng A đang có nợ quá hạn tại ngân hàng, do không có khả năng trả nợ nên đồng ý bàn giao tài sản bảo đảm (nhà đất của khách hàng) cho ngân hàng để phát mại thu hồi nợ. Tuy nhiên, khi cán bộ ngân hàng đến tiến hành các thủ tục nhận bàn giao tài sản bảo đảm thì thấy nhà đất nói trên hiện do mẹ và người em trai của khách hàng sử dụng và những người này không đồng ý giao nhà đất với lý do họ không còn chỗ ở nào khác. Trong trường hợp này, cán bộ ngân hàng phải xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trong trường hợp bạn nêu ra, các bên đã giao kết hợp đồng vay và hợp đồng bảo đảm một cách hợp pháp. Khách hàng A không có khả năng trả nợ và đồng ý chuyển giao tài sản bảo đảm cho ngân hàng. Lúc này, ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức mà các bên thỏa thuận, bao gồm:
– Bán tài sản bảo đảm,
– Nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng,
– Phương thức khác do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì tài sản bảo đảm được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
Ở tình huống bạn nêu trên, mẹ và em trai của khách hàng A (là những người giữ tài sản bảo đảm) không giao tài sản bảo đảm là nhà đất cho cán bộ ngân hàng để xử lý. Khoản 1 Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“Bên giữ tài sản bảo đảm phải giao tài sản đó cho người xử lý tài sản theo thông báo của người này; nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì người xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều này để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Như vậy, phía ngân hàng hoàn toàn có quyền thu giữ nhà đất để xử lý hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết khi mẹ và em trai khách hàng không chịu giao nhà đất.
>>> Luật sư
Cũng theo Điều 63 Nghị định 163/2006/NĐ-CP, khi thu giữ tài sản bảo đảm, ngân hàng có trách nhiệm:
– Thông báo trước cho mẹ và em trai của khách hàng A về việc áp dụng biện pháp thu giữ tài sản bảo đảm trong một thời hạn hợp lý. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do, thời gian thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, quyền và nghĩa vụ của các bên.
– Không được áp dụng các biện pháp vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm.
Khách hàng A cùng mẹ và em trai của mình phải chịu các chi phí hợp lý, cần thiết cho việc thu giữ nhà đất của ngân hàng; trong trường hợp không giao nhà đất để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ nhà đất mà gây thiệt hại cho ngân hàng thì phải bồi thường.
Trong quá trình tiến hành thu giữ nhà đất, nếu mẹ và em trai khách hàng A có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì ngân hàng có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và