Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài? Hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài?
Người nước ngoài là người sinh sống tại Việt Nam và có quốc tịch tại Việt Năm hoặc là người nước ngoài không có quốc tịch Việt nam nhưng lại có có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam thì được xem là một trong những chủ thể trong quá trình tòa án giải quyết vụ việc dân sự mà người nước ngoài này có liên quan và phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước ta hiện hành. Do đó, để người nước ngoài có thể thực hiện việc tham gia vào quan hệ này phải có năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Bởi lẽ pháp luật nước ta quy định điều này là vì, trong tố tụng dân sự được xác định là một “quan hệ pháp luật đặc biệt” bên cạnh đó nhằm tránh việc xung đột pháp luật giẵ Việt nam và quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch.
Tuy nhiên, pháp luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về năng lực pháp luật và hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài như thế nào thì chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ về nội dung này. Chính vì vậy, để hiểu rõ hơn về nội dung này, Luật Dương Gia sẽ có sự phân tích rõ ràng hơn trong bài viết dưới đây: Năng lực pháp luật và hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài
Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được luật hoá tại khoản 1 Điều 16
“1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài được xác định như sau:
a) Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch; trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch thì theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thì theo pháp luật Việt Nam;
b) Theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài có nhiều quốc tịch và cư trú ở nước mà không cùng với quốc tịch của nước đó thì theo pháp luật của nước nơi người nước ngoài có thời gian mang quốc tịch dài nhất;
c) Theo pháp luật Việt Nam nếu người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam”.
Từ quy định nêu ở trên thì có thể thấy rằng, năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài mang một số đặc điểm:
Thứ nhất, thời điểm hình thành năng lực pháp luật dân sự người nước ngoài là khi cá nhân đó sinh ra và theo như quy định mà pháp luật của nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài. Điều này được hiểu, ngay khi cá nhân sinh ra là được thừa nhận là một chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự và được pháp luật ghi nhận các quyền nhất định, bên cạnh đó, đối với việc một cá nhân là người nước ngoài thì thời điểm hình thành năng lực pháp luật dân sự của nước ta được xác định là khi người nước ngoài đó có quốc tịch Việt Nam hoặc có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam.
Thứ hai, thời điểm chất dứt năng lực pháp luật của cá nhân là người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì cũng được xác định như những cá nhân khác là thời điểm chết của cá nhân này. Còn đối với trường hợp người nước ngoài bị chất dứt năng lực pháp luật của cá nhân khi người này bị trục xuất khỏi Việt nam và không được tiếp tục thường trú và cư trú theo như quy định của Pháp luật Cư trú hiện hành.
Thứ ba, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài sẽ như nhau. Tại khoản 2 Điều 16 Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện hành quy định: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau”. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam tập trung vào các khía cạnh sau: Đầu tiên, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài gồm có quyền nhân thân của cá nhân, bao gồm các quyền nhân thân không gắn với tài sản (như quyền đối với họ, quyền đối với tên, quyền kết hôn, quyền li hôn…) và các quyền nhân thân gắn với tài sản (như quyền tác giả đối với tác phẩm nghệ thuật, với phát minh, sáng chế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ).
Hai là, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam cũng bao gồm các quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. Pháp luật ghi nhận các quyền sở hữu đối với tài sản dành cho các cá nhân như tài sản do quá trình lao động sản xuất cá nhân tạo ra, tài sản do được tặng cho, do được mua bán… Quyền thừa kế là việc họ có quyền nhận tài sản từ người đã chết để lại cho mình. Quyền thừa kế của cá nhân có thể có được trên cơ sở ý chí của người để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền khác đối với tài sản mà cá nhân có thể có như quyền đối với bất động sản liền kề, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt mà pháp luật ghi nhận.
Ba là, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có nhiều quốc tịch và một trong quốc tịch đó là quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú tại Việt Nam bao gồm cả các quyền tham gia quan hệ pháp luật dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó. Một nét đặc trưng cho các chủ thể nói chung trong quan hệ dân sự là được lựa chọn để tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Khi đã lựa chọn tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thì cá nhân phải nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình phát sinh từ quan hệ này.
Từ những nội dung được nêu ở trên thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được thực hiện theo nguyên tắc “không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài”. Nguyên tắc này ghi nhận, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài chỉ bị hạn chế trong những trường hợp Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
2. Hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài
Người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam. Tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp. Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy định chủ yếu trong những văn bản như: Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49); Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000; Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam…
Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội; văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định. Theo như quy định tại khoản 2 Điều 466 quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài: “Người nước ngoài có thể được công nhận có năng lực hành vi tố tụng dân sự tại Tòa án Việt Nam, nếu theo quy định của pháp luật nước ngoài thì họ không có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì họ có năng lực hành vi tố tụng dân sự”.
Như vậy, thì năng lực hành vi dân sự là khả năng của chủ thể do pháp luật quy định, bằng hành vi và theo ý chí của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Bên cạnh đó thì còn được biết đến là khả năng của người nước ngoài do pháp luật quy định, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân.
Theo như quy định tại Điều 466