Mức xử phạt khi xả thải không có giấy phép xả thải vào nguồn nước. Điều kiện, trình tự thực hiện thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Mức xử phạt khi xả thải không có giấy phép xả thải vào nguồn nước. Điều kiện, trình tự thực hiện thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang kinh doanh và xả nước thải vào nguồn nước, nhưng chưa có giấy phép xả thải. Nếu bị bắt thì có thể bị phạt bao nhiêu và tôi cần làm gì để được đăng ký cấp giấy xả thải?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề:
Thứ nhất, mức xử phạt khi kinh doanh không có giấy phép xả thải vào nguồn nước:
Theo quy định tại Điều 37 Luật tài nguyên nước 2012 thì tổ chức, cá nhân xả nước thải vào nguồn nước phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép. Trừ trường hợp tổ chức, cá nhân xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Bạn nêu bạn đang kinh doanh và xả nước thải vào nguồn nước nhưng chưa có giấy phép xả thải. Trong trường hợp này, nếu bạn xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ thì bạn sẽ không phải xin cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước được quy định tại Điều 16 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
Còn nếu bạn không thuộc trường hợp quy định không cần phải xin cấp phép xả thải thì việc bạn kinh doanh không có giấy phép xả thải vào nguồn nước sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 19 Nghị định 33/2017/NĐ-CP. Theo đó:
– Đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 70.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 70.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
– Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
+ Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
+ Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm trở lên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
Do bạn không nói rõ lưu lượng nước thải mà công ty bạn xả ra là bao nhiêu nên bạn có thể căn cứ vào quy định trên để biết được mức phạt áp dụng đối với mình.
>>> Luật sư tư vấn về cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước: 1900.6568
Thứ hai, hồ sơ, thủ tục để được cấp giấy phép xá nước thải vào nguồn nước:
Để được đăng ký cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bạn phải đáp ứng được điều kiện cấp phép quy định tại Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
– Bạn phải thực hiện việc
– Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực. Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
– Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
– Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
– Đối với trường hợp công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên;, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
Khi đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn chuẩn bị hai bộ hồ sơ gồm các giấy tờ được quy định tại khoản 1, Điều 33 Nghị định 201/2013/NĐ-CP như sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Về thẩm quyền giải quyết hồ sơ:
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.