Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

Tư vấn pháp luật

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

  • 23/02/202123/02/2021
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    23/02/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Đối tượng và cách xác định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

    phi-bao-ve-moi-truong-doi-voi-nuoc-thai-sinh-hoatPhí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt. Đối tượng và cách xác định mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.


    Phí môi trường là khoản thu từ ngân sách nhà nước dành cho hoạt động BVMT, tính trên lượng phát thải của chất ô nhiễm và chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục tác động tiêu cực do chất ô nhiễm gây ra với môi trường. Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được trong đó có nước thải sinh hoạt

    – Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt: nước thải ra môi trường từ các hộ gia đình, tổ chức, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, trường học, bệnh viện…

    – Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt:

    Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật bảo vệ môi trường năm 2014:

    “2. Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:

    a) Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;

    b) Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;

    c) Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải”.

    Tại điều 5 Nghị định 25/2013/NĐ-CP  thì “Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo tỉ lệ phần trăm trên giá bán của 1m3 nước sạch, nhưng tối đa không quá 10% của giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng”

    Như vậy hiện nay mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt căn cứ vào tổng khối lượng nước sinh hoạt thải ra chứ không căn cứ vào hàm lượng các chất gây ô nhiễm.

    – Quy định về xác định số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

    Mức thu phí được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT thì mức phí theo quy định tỉ lệ phần trăm trên giá bán nước sạch như sau:

    “Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí (m3) x Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (đồng/m3) x Tỷ lệ thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (%)”

    Trường hợp giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng thì xác định giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng như sau:

    “Giá bán nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng = Giá bán nước sạch đã bao gồm thuế giá trị gia tăng /(1 + Thuế suất thuế giá trị gia tăng)”

    (Thuế suất thuế giá trị gia tăng hiện hành đối với nước sạch là 5%).

    Trường hợp mức thu phí được quy định bằng một số tiền nhất định:

    “Số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt phải nộp (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng của người nộp phí(m3) x Mức thu phí bảo vệ môi tường đối với nước thải sinh hoạt theo quyết định của Hội đồng nhân dân Tỉnh, thành phố Trực thuộc Trung ương.”

    quy-dinh-ve-phi-bao-ve-moi-truong-doi-voi-nuoc-thai-sinh-hoat

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

     -Quy định về quản lí và sử dụng số phí bảo vệ môi trường đối với nước thải thu được:

    Theo khoản 1 điều 7 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT thì số tiền phí thu được sẽ để lại tối đa không quá 10% (mười phần trăm) trên tổng số tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt thu được cho đơn vị cung cấp nước sạch; tối đa không quá 15% (mười lăm phần trăm) trên tổng số phí thu được cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để trang trải chi phí cho việc thu phí. Mức cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định. Phần còn lại (sau khi trừ đi số phí trích để lại cho đơn vị cung cấp nước sạch, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) được nộp vào ngân sách địa phương và sử dụng theo hướng dẫn.

    Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

    – Quy định nộp lệ phí vệ sinh môi trường của cơ sở sản xuất gốm

    – Đối tượng chịu thuế của Luật bảo vệ môi trường

    – Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

    Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: lienhe@luatduonggia.vn.

    ——————————————————–

    THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

    –Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí

    –Số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí

    –Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bảo vệ môi trường

    Cho nước thải vào đồ uống

    Nguyên tắc bảo vệ môi trường

    Nước thải

    Phí bảo vệ môi trường

    Phí và lệ phí

    Sinh hoạt

    Xả nước thải


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Đăng ký môi trường là gì? Đối tượng phải đăng ký môi trường?

    Môi trường hiện nay đang là vấn đề nóng bóng và luôn được các nước dù là nước đang phát triển hay nước phát triển quan tâm. Một trong những vấn đề pháp lý để ổn định, quản lý môi trường đó là đăng ký môi trường. Vậy, đăng ký môi trường là gì? Đối tượng nào phải đăng ký môi trường?

    Thông tin môi trường là gì? Quản lý thông tin về môi trường?

    Thông tin môi trường là gì? Thông tin môi trường trong tiếng Anh là gì? Quy định về việc thu nhận, lưu trữ, quản lý thông tin về môi trường? Quy định về việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường?

    Những bài thuyết trình về môi trường ngắn gọn và hay nhất

    Dàn ý thuyết trình về môi trường? Bài thuyết trình về môi trường ngắn gọn và hay nhất? Bài thuyết trình về môi trường ý nghĩa nhất? Mẫu bài thuyết trình về bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp mới nhất?

    Hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng, chuyên đề

    Sinh hoạt chi bộ là gì? Sinh hoạt chi bộ hàng tháng? Sinh hoạt chuyên đề?

    Mẫu bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi trường chuẩn nhất

    Môi trường là gì? Vai trò của môi trường? Mẫu bài viết tuyên truyền về bảo vệ môi trường chuẩn nhất?

    Quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển 

    Khung pháp lý quốc tế cơ bản về bảo vệ môi trường biển? Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982? Công ước Marpol 73/78 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do dầu gây ra? Công ước Basel? Một số cam kết, thoả thuận về hợp tác bảo vệ môi trường biển của các quốc gia trong khu vực Asean?

    Hệ thống quản lý môi trường là gì? Lợi ích của hệ thống EMS?

    Hệ thống quản lý môi trường là gì? Lợi ích của hệ thống EMS? Tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất mà EMS dựa trên đó là Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) 14001.

    Mức sống là gì? Phân biệt giữa chi phí sinh hoạt và mức sống?

    Mức sống là gì? Phân biệt giữa chi phí sinh hoạt và mức sống? Về bản chất của mức sống?

    Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường

    Trách nhiệm của các cơ quan quản lý trong bảo vệ môi trường?

    Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên

    Bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của tài nguyên thiên nhiên?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ