Mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội mới nhất năm 2021. Trách nhiệm hành chính, mức xử phạt khi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất năm 2021.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội là một trong những lĩnh vực mà doanh nghiệp, cá nhận nào cũng phải né tránh, nên nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp, người lao động. Về bản chất bảo hiểm xã hội không chỉ có ý nghĩa trong việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội của nhà nước mà còn đảm bảo cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia.
Thực tế cho thấy không phải doanh nghiệp nào cũng tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, vì vậy để ngăn chặn những hành vi vi phạm này để bảo vệ quyền lợi của người lao động mà nhà làm luật đã đưa ra những chế tài xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội. Bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến vấn đề mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và phân tích rõ vấn đề này như sau:
Tư vấn mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, theo đó Điều luật ghi nhận về Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động và người lao động. Như vậy, khi người sử dụng lao động và người lao động có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt vi phạm hành chính do người lao động không đóng bảo hiểm xã hội: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định mức xử phạt vi phạm hành chính như sau: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Thực tế cho thấy, ở những doanh nghiệp nhỏ, hay những doanh nghiệp ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì việc vận động người lao động tham gia bảo hiểm xã hội là rất khó. Bởi đa số người lao động đều muốn nhận hết tiền lương hàng tháng được hưởng mà không muốn trích một phần để đóng bảo hiểm xã hội. Xét về bản chất thì những người lao động làm việc ở nông thôn thì mức lương của họ không cao cộng với việc chi tiêu hàng ngày lớn, vì vậy nếu hàng tháng họ phải trích một khoản tiền ra để đóng bảo hiểm xã hội thì lương của họ sẽ không đủ chi tiêu hay sinh hoạt sao cho đủ một tháng.
Mặc dù hiện nay nhà nước đẩy mạnh chính sách hỗ trợ, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội nhưng những hỗ trợ ấy vẫn không đủ để họ chi tiêu sinh hoạt hằng ngày hay thay đổi nhận thức của người lao động. Lý do trên không phải là nguyên nhân duy nhất để xác định người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng nó là nguyên nhân chủ yếu mà người lao động không đóng bảo hiểm xã hội. Theo đó, nhà làm luật cần phải đưa ra những chính sách thúc đẩy, vận động người dân hơn nữa để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ để không ảnh hưởng tới quyền lợi của họ khi về già
Thứ hai, mức xử phạt vi pham hành chính do người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội: Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt người sử dụng lao động như sau: phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
+ Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định
+ Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
Đối với trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì bị phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động là phải trả lương và tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động đầy đủ. Vì vậy, khi người sử dụng không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là một hành vi vi phạm pháp luật và cần phải đưa ra mức xử phạt hành chính nhằm răn đe, ngăn chặn những doanh nghiệp khác không tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Khi người sử dụng lao động và người lao động không đóng bảo hiểm xã hội thì buộc phải khắc phục hậu quả như sau:
+ Bắt buộc truy thu lại số tiền bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ phải đóng, số tiền bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với cả người lao động và lẫn người sử dụng lao động.
+ Bắt buộc đóng phạt số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội có nghĩa vụ phải đóng, số tiền bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm của người sử dụng lao động.
Hành vi không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải có những chế tài xử phạt nghiêm minh. Tùy vào mức độ và hành vi vi phạm mà chế tài xử phạt do không đóng bảo hiểm xã hội sẽ khác nhau, trường hợp nặng nhất thì người sử dụng lao động sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm của mình.
Việc tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những hành vi vi phạm bảo hiểm xã hội, bảo vệ quyền lợi cho bên bị thiệt hại và nhằm cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội quốc gia.
Mục lục bài viết
1. Xử lý hành vi vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội
Tóm tắt câu hỏi:
Kính tử Công ty LUẬT DƯƠNG GIA! Trường hợp công ty như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Công ty tôi thành lập được hơn 1 năm, tuy nhiên chưa đóng bảo hiểm cho người lao động. Vậy giờ khi công ty tôi tiến hành đóng bảo hiểm, ngoài việc bị truy thu có phải đóng phạt hay lãi chậm nộp gì không? Mức đóng phạt và truy thu như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Vấn đề xử phạt hành vi vi phạm liên quan đến đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Như vậy,bên cạnh việc bị áp dụng xử phạt vi phạm, công ty bạn còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng và buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.
Theo đó, mức lãi suất bị áp dụng như sau: Tại Thông báo số 418/TB-BHXH có hướng dẫn về mức lãi suất chậm đóng, truy đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 là: 7,54%/năm, tương đương với 0,628%/tháng.
2. Thanh tra chuyên ngành về việc đóng bảo hiểm xã hội
Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định về việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của cơ quan BHXH. Điều 10 Nghị định 21/2016/NĐ-CP đã nêu rõ chức năng thanh tra chuyên ngành của cơ quan BHXH tập trung vào 3 nội dung là: đối tượng đóng, mức đóng và phương thức đóng:
Nội dung thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế quy định tại Điều 10 Nghị định 21/2016/NĐ-CP gồm:
– Đối tượng đóng.
– Mức đóng.
– Phương thức đóng.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định đối tượng áp dụng gồm:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, trừ các đối tượng liên quan đến hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.”
Như vậy:
+ Về đối tượng đóng: Nghị định 21/2016/NĐ-CP quy định công tác thanh tra hướng tới các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng tại Việt Nam có liên quan tới hoạt động đóng BHXH, BHYT, BHTN. Không bao gồm các đối tượng liên quan tới hoạt động đóng BHXH, BHYT, BHTN thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công An và Bộ Quốc Phòng.
Theo Nghị định 21/2016/NĐ-CP thì chỉ có hai cấp được thực hiện thanh tra chuyên ngành, gồm: BHXH VN và cơ quan BHXH cấp tỉnh.
+ Về mức đóng: mức đóng BHYT, BHXH, BHTN được quy định cụ thể đối với từng đối tượng tại Điều 5 Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015.
+ Về phương thức đóng: các phương thức đóng: đóng hàng tháng, đóng 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng 1 lần, đóng 1 lần hoặc đóng trước một lần theo thời hạn ghi trong hợp đồng, đóng theo địa bàn. Các phương thức đóng được quy định cụ thể đối với từng đối tượng tại Điều 7 Quyết định số 959/QĐ-BHXH.
3. Xử lý hành vi không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Chị tôi làm nhân viên hợp đồng tại một Bệnh viện nhà nước, hợp đồng khi kí xong không được nhận lại, không được bảo hiểm y tế, không được bảo hiểm xã hội. Nói chung không được trợ cấp gì cả. Chị tôi làm cũng vài năm cũng không được xét biên chế, mặc dù còn thiếu rất nhiều, chị tôi cũng đã được kết nạp Đảng. Giờ chị tôi phải làm gì để bảo đảm quyền lợi của mình?
Luật sư tư vấn:
1. Về việc không được giữ hợp đồng lao động.
Căn cứ Điều 15 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Điều 16 Bộ luật lao động 2012 quy định Hình thức hợp đồng lao động:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”
Theo như bạn trình bày, chị bạn làm việc được vài năm và có ký hợp đồng lao động với Bệnh viện tuy nhiên không được giữ 01 bản hợp đồng lao động là trái quy định pháp luật.
2. Về việc không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối tượng áp dụng như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.
– Bảo hiểm y tế:
Khoản 6 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế quy định:
“6.Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”
Theo quy định trên, nếu chị bạn ký hợp đồng lao động với bệnh việc từ 03 tháng trở lên thì chị bạn thuộc đối tượng tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nếu Bệnh viện không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho chị bạn thì bệnh viện sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:
“…
2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
3. Vấn đề xét biên chế:
Về việc xét biên chế, không phải chị bạn làm việc lâu là được vào biên chế, việc vào biên chế là do chính sách của Bệnh viện. Nếu Bệnh viện có tổ chức thi tuyển thì chị có thể tham gia thi tuyển để được tuyển dụng chính thức.
Để bảo vệ quyền lợi cho chị bạn, chị bạn có thể làm đơn kiến nghị gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội nơi bệnh viện có trụ sở để yêu cầu giải quyết.
4. Báo tăng muộn thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào! Cho em hỏi là em muốn báo lùi tháng đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên vì công ty chỉ có 1 nhân viên làm việc từ tháng 04/2017 đến tháng 09/2017 công ty mới có nhiều người làm việc nên công ty mới đi khai trình lao động đăng ký bảo hiểm xã hội được, nếu như công ty muốn lùi tháng đóng BHXH cho nhân viên đó vào tháng 05/2017 được không? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 99
Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về phương thức đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp như sau:
“1. Đóng hằng tháng
Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần
Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.”
Luật sư tư vấn báo tăng muộn thì đóng bảo hiểm xã hội như thế nào:1900.6568
Như vậy, tháng 9 bạn đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động là trái quy định nêu trên, đây là hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Đối với hành vi này, công ty của bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: bị phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
– Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
– Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người.
Đồng thời buộc truy thu số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng và đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm.