Hiện nay, nhiều cá nhân, tổ chức hay đơn vị đầu tư san lấp mặt bằng đất nông nghiệp nhằm mục đích khác đang diễn ra ngày càng phổ biến. Vậy, hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là gì? Mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp hiện nay như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Đất nông nghiệp được hiểu là loại đất được Nhà nước giao cho người dân nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp, cụ thể như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,…
San lấp đất được hiểu là việc dùng công cụ như máy xúc, xẻng, quốc tác động lên đất nông nghiệp nhằm mục đích san phẳng nền đất một công trình xây dựng, mặt bằng quy hoạch. San phẳng được hiểu là việc sử dụng công cụ như máy xúc, xẻng, quốc,.. tác động và mô đất cao trong nội tại vùng đất, từ đó vận chuyển đến các vùng bằng phẳng, thấp nhất và đắp vào những chỗ thấp nhằm mục đích làm phẳng lại bề mặt địa hình vùng đất.
Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp được hiểu là hành vi làm thay đổi kết cấu đất, giá trị, công dụng của đất khi chưa được sự đồng ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đây là hành vi trái phép và pháp luật nghiêm cấm, cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 quy định Những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
– Chiếm, lấn, hủy hoại đất đai.
– Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất không đúng mục đích.
– Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
– Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
– Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Luật Đất đai.
– Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không tiến hành đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Lợi dụng quyền hạn, chức vụ để làm trái quy định về quản lý đất đai.
– Gây khó khăn, cản trở đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật,…
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định hành vi làm biến dạng địa hình trong các trường hợp có sự thay đổi độ dốc bề mặt đất; san lấp đất có mặt nước chuyên dùng, kênh, mương tưới, tiêu nước hoặc san lấp nâng cao bề mặt của đất sản xuất nông nghiệp so với các thửa đất liền kề; hạ thấp bề mặt đất do lấy đất mặt dùng vào việc khác hoặc làm cho bề mặt đất thấp hơn so với thửa đất liền kề được coi là hành vi hủy hoại đất.
Như đã phân tích nêu trên hành vi hủy hoại, lấn chiếm đất đai là trường hợp bị nghiêm cấm thực hiện theo quy định của Luật Đất đai, do vậy trường hợp tự ý san lấp đất nông nghiệp dẫn tới bề mặt đất cao hơn hoặc thấp hơn các thửa đất liền kề chính là hành vi hủy hoại đất. Hành vi sẽ làm suy giảm chất lượng đất, gây ra ô nhiễm đất, làm biến dạng địa hình, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích.
2. Mức xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp:
Hành vi san lấp trái phép đất nông nghiệp là hành vi hủy hoại đất mà pháp luật nghiêm cấm, do vậy mức xử phạt hành chính khi san lấp trái phép đất nông nghiệp được quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
Đối với những trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức, mức xử phạt như sau:
– Nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu
– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng;
– Nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
Đối với những trường hợp gây ô nhiễm thì theo quy định pháp luật hình thức và mức xử phạt sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, xử phạt hành chính đối với hành vi san lấp đất nông nghiệp trái phép thì áp dụng thêm các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm nêu trên, đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trong trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Cho thuê, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được cho thuê, giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất không được tặng cho, chuyển nhượng theo quy định của Luật Đất đai mà nhận tặng cho;chuyển nhượng;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị chiếm, bị lấn;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị chiếm, bị lấn;
– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước cho thuê, Nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng;
+ Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này;
+ Hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, các tài sản gắn liền với đất, ngoại trừ trường hợp do bất khả kháng.
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải được căn cứ vào văn bản hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Bên cạnh đó, ngoài việc xử phạt hành chính theo quy định nêu trên thì người có hành vi hủy hoại đất còn có thể bị xử lý hình sự theo Điều 228
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
– Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3. Thủ tục xin san lấp đất nông nghiệp:
Thủ tục san lấp đất nông nghiệp được pháp luật quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký san lấp đất nông nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
(1) Đơn đề nghị cho phép san lấp đất nông nghiệp;
(2) Phương án san lấp đất nông nghiệp, trong đó cần trình bày về loại đất đắp, độ cao, các cam kết về giao thông, môi trường, thoát nước,….
(3) Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn nơi có đất xác nhận hiện trạng và đề xuất Ủy ban nhân dân quận chấp thuận giải quyết bằng văn bản;
(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, bản photo Bản đồ đính kèm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
(5) Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú.
(6) Văn bản ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục san lấp đất nông nghiệp (nếu có).
Bước 2:
Nộp hồ sơ tại Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất thông qua bộ phận một cửa.
Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ đã hợp lệ bộ phận một cửa tiếp nhận và phát giấy hẹn cho người nộp; Trường hồ sơ chưa hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất có trách nhiệm ra
Bước 3: Phòng Quản lý đô thị, Ủy ban nhân dân phường có liên quan phối hợp cùng Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng xác minh và đề xuất.
Bước 4: Nhận kết quả.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017, năm 2021);
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.