Mức tiền lương làm căn cứ giải quyết chế độ khi nghỉ việc. Mức bình quân tiền lương để tính bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là như thế nào?
Mức tiền lương làm căn cứ giải quyết chế độ khi nghỉ việc. Mức bình quân tiền lương để tính bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho tôi hỏi mức bình quân tiền lương để tính bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc là như thế nào, có phải là mức lương hiện tại trước khi xin nghỉ việc không hay là sao xin luật sư cho biết. Cho tôi hỏi sao tôi dạy từ 01/9/2006 đến 01/8/2016 mà tiền trợ cấp thôi việc của tôi chỉ được tính có 2 năm rưỡi thôi có nghĩa là chỉ tính từ 01/9/2006 đến 0//01/2009. Luật sư cho hỏi mình nộp đơn xin nghỉ việc thì bao lâu mình mới nhận được tiền BHXH và trợ cấp thôi việc. Xin cảm ơn luật sư. Chào luật sư. Rất mong nhận được câu trả lời sớm của luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, mức bình quân tiền lương để tính bảo hiểm xã hội và trợ cấp thôi việc.
Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộthời gian.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Không rõ bạn tham gia bảo hiểm xã hội từ năm nào, do vậy, bạn có thể tham khảo các quy định ở trên để có thể xác định mức tiền lương bình quân tính hưởng trợ cấp một lần.
Khoản 3 Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” có quy định về trợ cấp thôi việc như sau:
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo
hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Căn cứ theo quy định trên cùng các thông tin bạn trình bày là bạn dạy từ 01/9/2006 đến 01/8/2016, do vậy thời gian tính tiền trợ cấp thôi việc của bạn là 2 năm rưỡi, có nghĩa là tính từ 01/9/2006 đến 01/01/2009, thời gian để tính hưởng trợ cấp thôi việc như trên là phù hợp theo quy định của pháp luật. Kể từ sau ngày 01/01/2009 sẽ áp dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Thứ hai: Đối với thắc mắc nộp đơn xin nghỉ việc thì bao lâu thì nhận được tiền BHXH và trợ cấp thôi việc.
Tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 quy định:
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Như vậy bạn phải nghỉ việc sau một năm thì mới được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Do vậy, trong thời hạn 07 ngày kể từ khi bạn nhận được quyết định thôi việc, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm cho trả trợ cấp thôi việc cho bạn, trong trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.