Để xây nên một công trình hoàn hảo và bền vững thì các yếu tố xoay quanh vấn đề thi công xây dựng công trình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy pháp luật hiện nay ghi nhận như thế nào về mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về những yêu cầu trong quá trình thi công xây dựng công trình:
- 2 2. Mức xử phạt vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình:
- 3 3. Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình:
- 4 4. Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng:
1. Quy định về những yêu cầu trong quá trình thi công xây dựng công trình:
Hiện này pháp luật đã có một số điều kiện và yêu cầu cụ thể trong quá trình thi công xây dựng công trình. Nếu không thực hiện được các yêu cầu này thì sẽ bị coi là có hành vi vi phạm pháp luật và xử lý với những chế tài phù hợp. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật xây dựng năm 2020 thì có thể thấy, thi công xây dựng công trình bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau, có thể bao gồm quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với công trình xây dựng xây mới, sửa chữa công trình hoặc cải tạo công trình, di dời hoặc tu bổ công trình, phục hồi công trình hoặc phá vỡ công trình, bảo hành và bảo trì công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Vậy thì căn cứ theo quy định tại Điều 111 của Luật dân sự năm 2020 có ghi nhận một số yêu cầu với quá trình thi công xây dựng công trình như sau:
– Tuân thủ thiết kế xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tuân thủ theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đáp ứng cho quá trình xây dựng công trình, tuân thủ theo quy định của pháp luật về vấn đề sử dụng vật liệu xây dựng, phải bảo đảm an toàn chịu lực và an toàn trong sử dụng công trình, đảm bảo vấn đề về mỹ quan đô thị và bảo vệ môi trường, tuân thủ quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và một số điều kiện an toàn khác;
– Phải đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng và người cũng như trang thiết bị trong quá trình thi công, phải đảm bảo sự an toàn cho thiết bị thi công và công trình ngầm hoặc các công trình khác liền kề, có một số biện pháp phù hợp để hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong hoạt động thi công xây dựng công trình;
– Thực hiện các biện pháp kĩ thuật đảm bảo an toàn cho các hạng mục công trình và yêu cầu có kinh nghiệm nghiêm ngặt, thực hiện tốt các biện pháp về an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
– Sử dụng vật tư và vật liệu đúng chủng loại và đúng quy cách, sử dụng đúng số lượng theo yêu cầu của thiết kế thi công xây dựng công trình và đảm bảo tiết kiệm trong quá trình thi công;
– Thực hiện giám sát nghiêm ngặt và chặt chẽ, nghiệm thu công trình một cách hiệu quả, trong giai đoạn chuyển bước thi công thì cần phải chú trọng, nghiệm thu các hạng mục của công trình đầy đủ, đưa công trình vào khai thác và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật;
– Các nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đầy đủ năng lực pháp luật phù hợp với loại công trình, phù hợp với cấp công trình và công việc xây dựng trên thực tế.
2. Mức xử phạt vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình:
Căn cứ tại Điều 17 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có ghi nhận về mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:
Mục | Hành vi vi phạm | Hình thức xử phạt tương ứng |
1 | – Không có thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu liên quan theo quy định; – Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đầy đủ theo quy định. | Phạt cảnh cáo |
2 | Không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
3 | – Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công; – Không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
4 | – Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế của các nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu ban đầu; – Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu; – Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng; – Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng; – Để tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện năng lực thực hiện thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định. | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
5 | – Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc không tuân thủ nghĩa vụ kiểm tra dẫn đến các nhà thầu thi công công trình không đúng với thiết kế thi công đã được duyệt trước đó; – Không kiểm tra dẫn tới hậu quả là các nhà thầu thi công xây dựng không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định của pháp luật; – Không kiểm tra để chấp thuận cấp sản phẩm và vật liệu xây dựng hoặc các trang thiết bị lắp đặt vào công trình trong quá trình xây dựng; – Để các nhà thầu tự ý dụng vật liệu xây dựng không công bố phù hợp với công trình; – Không mua bảo hiểm công trình theo quy định của pháp luật; – Không tổ chức các hoạt động thí nghiệm trong vấn đề kiểm định và đối chứng chất lượng bộ phận công trình và hạng mục công trình theo quy định của pháp luật. | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
6 | Tổ chức thi công xây dựng công trình khẩn cấp mà không có lệnh khẩn cấp theo quy định | Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng |
7 | Không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung | Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng |
Lưu ý rằng: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, còn đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả khi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình:
Ngoài hình thức phạt tiền theo như phân tích ở trên thì các chủ thể khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả, cụ thể như sau:
– Buộc thông báo bằng văn bản về nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn của các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu liên quan với hành vi: Không có thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư hoặc của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có) cho các nhà thầu liên quan theo quy định;
– Buộc lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định với hành vi: Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng không đầy đủ theo quy định, và hành vi không tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng;
– Buộc lắp đặt biển báo đầy đủ nội dung tại công trường xây dựng theo quy định với hành vi: Không lắp đặt biển báo công trình tại công trường xây dựng hoặc biển báo không đầy đủ nội dung theo quy định;
– Buộc tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình với hành vi: Không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công;
– Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng bố trí nhân lực, thiết bị thi công, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng hoặc hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo so với hồ sơ dự thầu với hành vi: Không kiểm tra dẫn đến năng lực thực tế của các nhà thầu thi công xây dựng không đảm bảo so với hồ sơ dự thầu ban đầu;
– Buộc có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu với hành vi: Không có kết quả kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường của nhà thầu;
– Buộc báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng với hành vi: Không báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định trong trường hợp thi công xây dựng công trình có vùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng;
– Buộc bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng và quản lý an toàn trong thi công xây dựng với hành vi: Không bố trí đủ nhân lực phù hợp để thực hiện giám sát thi công xây dựng, quản lý an toàn trong thi công xây dựng;
– Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình theo đúng với thiết kế biện pháp thi công được duyệt với hành vi: Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc không tuân thủ nghĩa vụ kiểm tra dẫn đến các nhà thầu thi công công trình không đúng với thiết kế thi công đã được duyệt trước đó;
– Buộc chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình nộp gia hạn bảo lãnh hợp đồng theo quy định với hành vi: Không kiểm tra dẫn tới hậu quả là các nhà thầu thi công xây dựng không gia hạn bảo lãnh thực hiện hợp đồng khi đến thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Buộc chủ đầu tư kiểm tra vật liệu và sản phẩm xây dựng hoặc thiết bị lắp đặt vào công trình theo đúng thiết kế và hợp đồng thi công xây dựng với hành vi: Không kiểm tra để chấp thuận cấp sản phẩm và vật liệu xây dựng hoặc các trang thiết bị lắp đặt vào công trình trong quá trình xây dựng;
– Buộc chủ đầu tư kiểm tra, xác định lại chất lượng công trình đối với hạng mục công trình đã đưa vật liệu xây dựng không công bố hợp quy vào công trình, với hành vi: Để các nhà thầu tự ý dụng vật liệu xây dựng không công bố phù hợp với công trình;
– Buộc mua bảo hiểm công trình với hành vi: Không mua bảo hiểm công trình theo quy định của pháp luật;
– Buộc tổ chức thí nghiệm chất lượng bộ phận công trình, thí nghiệm hạng mục công trình, công trình xây dựng với hành vi: Không tổ chức các hoạt động thí nghiệm trong vấn đề kiểm định và đối chứng chất lượng bộ phận công trình và hạng mục công trình theo quy định của pháp luật;
– Buộc xin lệnh xây dựng công trình khẩn cấp theo quy định với hành vi: Tổ chức thi công xây dựng công trình khẩn cấp mà không có lệnh khẩn cấp theo quy định;
– Buộc đảm bảo tỷ lệ sử dụng vật liệu xây không nung đối với phần công trình còn lại chưa thi công với hành vi: Không tuân thủ quy định về sử dụng vật liệu xây không nung.
4. Quy định về lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng:
Theo Điều 26 của Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng, có quy định lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng được thực hiện như sau:
– Chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện hoạt động lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định của pháp luật trước khi đưa các hạng mục của công trình vào khai thác và vận hành trên thực tế;
– Các chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng cho các hạng mục công trình thuộc dự án chuẩn bị đưa vào khai thác và sử dụng trong cùng một thời điểm nhất định. Trong trường hợp các hạng mục của dự án được đưa vào khai thác và sử dụng tại những thời điểm khác nhau thì có thể lập hồ sơ hoàn thành công trình riêng cho từng hạng mục này;
– Chủ đầu tư phải có trách nhiệm trong hoạt động tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, và các chủ thể khác tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình cũng phải lưu trữ các hồ sơ có liên quan đến phần việc do mình thực hiện trên thực tế. Trường hợp không có bản gốc thì sẽ phải thay thế bằng bản sao hợp pháp. Đặc biệt đối với các loại công trình nhà ở là công trình di tích lịch sử thì việc lưu trữ hồ sơ còn cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về nhà ở và pháp luật về di sản văn hóa;
– Theo quy định của pháp luật hiện nay thì thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là mười lăm đối với các loại công trình thuộc dự án nhóm A, thời gian lưu trữ hồ sơ tối thiểu là 7 năm đối với loại công trình thuộc dự án nhóm B và thời gian lưu trữ hồ sơ là 5 năm đối với loại công trình thuộc dự án nhóm C, được tính kể từ khi đưa các hạng mục công trình vào sử dụng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xây dựng năm 2020;
– Nghị định số 16/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng.