Hội đồng định giá tài sản công có vai trò quan trọng trong việc thu thập các thông tin liên quan đến tài sản cần định giá để tạo thuận lợi cho quá trình định giá. Vậy mức phạt đối với hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt không thành lập hội đồng định giá tài sản công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thành lập không đúng thẩm quyền hội đồng định giá tài sản công theo quy định của pháp luật;
+ Thành lập không đúng thành phần hội đồng định giá tài sản công theo quy định của pháp luật;
+ Lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản và tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để tiến hành hoạt động xử lý tài sản công không đúng hình thức và không đúng trình tự theo quy định của pháp luật;
+ Thực hiện không đầy đủ thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng tài sản công.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện nghĩa vụ thông báo công khai bán đấu giá tài sản công theo quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công là hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản công, hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên.
2. Nguyên tắc hoạt động và thành lập hội đồng định giá tài sản công:
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư
– Hội đồng định giá tài sản công làm việc theo nguyên tắc tập thể. Phiên họp để xác định giá trị của tài sản chỉ được tiến hành khi trong phiên họp đó có sự tham gia của ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng định giá tài sản trở lên tham dự, trong trường hợp hội đồng định giá tài sản công chỉ có 03 thành viên theo quy định của pháp luật thì phiên họp để xác định giá trị của tài sản phải có mặt đầy đủ 03 thành viên đó. Chủ tịch hội đồng định giá tài sản sẽ tiến hành hoạt động điều hành phiên họp định giá để xác định giá trị của tài sản. Trước khi tiến hành phiên họp theo quy định của pháp luật khi những thành viên vắng mặt sẽ phải có văn bản gửi tới chủ tịch hội đồng định giá trong đó nêu rõ lý do vắng mặt, và phải bày tỏ ý kiến về các vấn đề có liên quan đến giá trị của tài sản;
– Hội đồng định giá tài sản ra đưa ra kết luận về giá trị của tài sản phù hợp với ý kiến theo đa số đã được biểu quyết trong hội đồng và thông qua của các thành viên hội đồng có mặt tại phiên họp định giá. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có quyền biểu quyết của chủ tịch hội đồng sẽ là ý kiến quyết định. Thành viên của hội đồng định giá phải có quyền bảo lưu ý kiến của mình theo quy định của pháp luật nếu như không đồng ý với kết luận về giá trị của tài sản do hội đồng tuyên bố trên thực tế, ý kiến bảo lưu của các thành viên sẽ được ghi vào biên bản xác định giá trị tài sản;
– Hội đồng định giá tài sản phải lập biên bản về việc xác định giá trị của tài sản theo quy định của pháp luật và trong biên bản đó phải phản ánh đầy đủ trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tài sản, biên bản xác định giá trị tài sản phải được lưu giữ trong hồ sơ xác định giá trị tài sản;
– Nội dung chính của biên bản xác định giá trị tài sản, bao gồm những vấn đề cơ bản như sau: Họ và tên của chủ tịch hội đồng định giá tài sản và các thành viên của hội đồng định giá tài sản, họ và tên của những người tham dự phiên họp định giá tài sản, thời gian và địa điểm tiến hành phiên họp định giá tài sản trên thực tế, kết quả khảo sát lấy ý kiến của các thành viên trong hội đồng định giá tài sản và những người tham dự phiên họp để có thể phục vụ và làm căn cứ cho quá trình xác định giá trị tài sản, kết quả biểu quyết của thành viên trong hội đồng, thời gian và địa điểm hoàn thành việc xác định giá trị tài sản, chữ ký của các thành viên trong hội đồng định giá.
Theo đó thì có thể nói, hội đồng định giá tài sản sẽ hoạt động và được thành lập theo nguyên tắc cơ bản nêu trên.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công:
Căn cứ theo Điều 29 của
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức phạt tiền nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, hành vi không thành lập hội đồng định giá tài sản công theo như phân tích nêu trên có thể sẽ bị phạt tiền với mức cao nhất là 5.000.000 đồng. Vì vậy thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 63/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước;
– Nghị định 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc Nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập;
– Thông tư