Phòng cháy chữa cháy là một vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống nói chung và đối với các cơ sở nói riêng. Vậy mức phạt khi không có hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt khi không có hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy:
Khoản 5 Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định một trong các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở đó chính là cơ sở thuộc danh mục được quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP phải thực hiện lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở mình và người đứng đầu các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP chịu trách nhiệm lập và lưu giữ hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy của cơ sở mình. Nếu người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở mình thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Điều 31 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
– Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không đủ tài liệu trong hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định của pháp luật;
+ Không thực hiện cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Thêm nữa, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 144/2021/NĐ-CP (bao gồm có cả quy định về xử phạt vi phạm quy định về hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Áp dụng đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở mình thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Các giấy tờ phải có trong hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy:
2.1. Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP vào ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số những điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số những điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (sau đây sẽ viết gọn là Nghị định số 136/2020/NĐ-CP) do người đứng đầu cơ sở lập, lưu giữ, bao gồm:
– Nội quy, những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
– Quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
– Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu như có);
– Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với những công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ cho chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ ở trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có);
– Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành (nếu như có);
– Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc là bản sao giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do chính
– Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Kế hoạch, báo cáo về kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
– Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền đã quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Tài liệu ghi nhận về kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
– Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo các quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Báo cáo khi có sự thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
– Văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định về xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định về tạm đình chỉ, quyết định về đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu như có);
–
– Tài liệu ghi nhận về kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu như có);
– Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với những cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
2.2. Đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP:
Căn cứ khoản 2 Điều Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy quy định hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của những cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP bao gồm:
– Nội quy, những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy;
– Quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong việc thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
– Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc là bản sao giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do chính
– Phương án chữa cháy của cơ sở đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Kế hoạch, báo cáo về kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;
– Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền đã quy định tại khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Tài liệu ghi nhận về kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở;
– Báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo các quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP;
– Báo cáo khi có sự thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
– Văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định về xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định về tạm đình chỉ, quyết định về đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);
– Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu như có);
–
– Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (nếu như có).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Thông tư 149/2020/TT-BCA hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.